Định hướng thúc đẩy vai trò của ASEAN trong trật tự Đôn gÁ

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 143 - 144)

- Nhãn quan khu vực và chính sách của ASEAN: Là tổ chức của các nước vừa và nhỏ, ưu tiên trước hết của ASEAN là thích ứng với trật tự khu vực

CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH ĐỐ

3.3.2.1 Định hướng thúc đẩy vai trò của ASEAN trong trật tự Đôn gÁ

Để phát huy được vai trò của mình trong tạo lập trật tự khu vực Đông Á, ASEAN cần vừa củng cố các điều kiện tiền đề cần thiết để các nước vừa và nhỏ có thể phát huy vai trò, đó là góp phần tạo ra dạng thức trật tự khu vực phù hợp, vừa tăng cường các điều kiện đủ là nâng cao tính chủ động và hiệu quả hoạt động của ASEAN, nhờ đó tăng cường sức mạnh và quyền lực “mềm” của ASEAN thông qua liên kết, xây dựng thể chế, và có các ý tưởng sáng tạo nhằm tìm kiếm lợi ích chung để thúc đẩy hợp tác đa phương. Theo đó, ASEAN cần triển khai một số hướng chiến lược sau:

Một là: Tác động vào cấu trúc và phân bổ quyền lực của khu vực

ASEAN cần đóng vai trò chủ động giúp giám sát quá trình chuyển dịch quyền lực ở khu vực ở Đông Á diễn ra một cách suôn sẻ:

- ASEAN cần giữ cho quá trình chuyển dịch quyền lực và hình thành luật chơi mới trong khu vực được minh bạch, giúp các bên cùng hiểu và tuân thủ luật chơi chung. Trong bối cảnh có sự thay đổi về cơ cấu quyền lực ở khu vực, cân bằng quyền lực cũ đang dần mất đi và thay thế bằng một cân bằng quyền lực mới,

luật chơi cũ sẽ có xu hướng được điều chỉnh để hình thành luật chơi mới. Vì mâu thuẫn về lợi ích đã có sẵn, sự thiếu minh bạch trong chính sách và hành động trong quá trình thay đổi luật chơi rất dễ gây ra hiểu lầm, làm trầm trọng thêm mâu thuẫn lợi ích, gây cọ xát, xung đột giữa các quốc gia, nhất là giữa cường quốc đang lên (Trung Quốc) và cường quốc đã định hình (Mỹ). ASEAN cần giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột bằng cách thúc đẩy xây dựng lòng tin giữa Mỹ, Trung Quốc và khu vực Đông Á nói chung, khuyến khích tất cả các bên minh bạch chính sách, giám sát hành vi các bên và đưa ra cảnh báo sớm về các hành vi quá sai lệch với luật chơi chung. Ví dụ, ASEAN cần cảnh báo cho Trung Quốc và Mỹ những hành vi thiếu minh bạch trong chiến lược an ninh biển của mỗi quốc gia, gây nghi kỵ và làm trầm trọng thêm môi trường cạnh tranh địa chiến lược khu vực. ASEAN cần khuyến khích Trung Quốc chấp nhận Mỹ tiếp tục có vai trò và ảnh hưởng lớn ở Đông Á, cho dù Trung Quốc đã mạnh lên nhiều và Mỹ đã suy yếu một cách tương đối. Ngược lại, ASEAN cũng cần thuyết phục Mỹ chấp nhận một Trung Quốc có vai trò và vị thế ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế và chấp nhận điều chỉnh một số tập quán và luật chơi trong quan hệ quốc tế, tính đến lợi ích của Trung Quốc. Điều quan trọng là ASEAN phải làm trung gian và giám sát để quá trình hợp tác và điều chỉnh luật chơi đó diễn ra một cách minh bạch, công khai và có tính tới lợi ích của tất cả các nước trong khu vực. Công cụ để ASEAN làm việc đó là các diễn đàn, cơ chế của ASEAN như ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, EAS, ADMM+ ... Các biện pháp cụ thể mà ASEAN cần triển khai là:

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)