- Nhãn quan khu vực và chính sách của ASEAN: Là tổ chức của các nước vừa và nhỏ, ưu tiên trước hết của ASEAN là thích ứng với trật tự khu vực
CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH ĐỐ
3.2.1.2 Giai đoạn cải thiện quan hệ với các nước ASEAN sau Đổi mớ
chính trị cho vấn đề Căm-pu-chi-a và chủ trương cải thiện quan hệ với các nước láng giềng.
Như vậy, trong giai đoạn này, Việt Nam hoàn toàn chưa có ý định gia nhập ASEAN. Việc Việt Nam cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á sau năm 1975 là nhằm cải thiện môi trường khu vực, tăng cường an ninh quốc gia. Vào thời điểm này, ưu tiên đối ngoại của Việt Nam là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, không phải các nước láng giềng [201].
3.2.1.2 Giai đoạn cải thiện quan hệ với các nước ASEAN sau Đổi mới mới
Bắt đầu từ Đại hội VI, nhất là từ sau Nghị quyết TƯ 13 khóa VI (1988), Việt Nam bắt đầu có nhìn nhận mới về các nước láng giềng Đông Nam Á, nhận diện được xu thế hòa bình và hợp tác của ASEAN, giảm bớt cách nhìn nhận ASEAN là SEATO trá hình, là NATO của châu Á [202]. Từ chỗ nghi kỵ và đối đầu, Việt Nam chuyển sang đối thoại và tìm các biện pháp cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, coi ASEAN là cây cầu nối Việt Nam với thế giới [3, 209]. Cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á, gia nhập ASEAN trở thành quyết sách chiến lược quan trọng của Việt Nam nhằm phá thế bao vây, cô lập cuối những năm 80. Các nước ASEAN, nhất là In-đô-nê-xi-a đã đón nhận tích cực điều chỉnh chính sách của ta, có các biện pháp tương ứng để hòa giải giữa ASEAN và các nước Đông Dương. Trên đà đổi mới tư duy và cải thiện quan hệ với các nước ASEAN, cuối những năm 80 Việt Nam đặt mục tiêu gia nhập
ASEAN, tuy nhiên chỉ sau khi vấn đề Căm-pu-chi-a được giải quyết bằng việc ký hiệp định Hòa bình Paris về Căm-pu-chi-a năm 1991, các nước ASEAN mới kết nạp Việt Nam làm quan sát viên (năm 1992). Khi trở thành quan sát viên của ASEAN, hiểu biết về hoạt động ASEAN của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, sự nghi kỵ trong nội bộ Việt Nam về bản chất thực sự của ASEAN và mối liên hệ của ASEAN với Mỹ vẫn còn rất cao. Tới thời điểm gia nhập ASEAN vào năm 1995, trong nội bộ Đảng và Nhà nước vẫn còn có những ý kiến trái chiều về ASEAN, một số ý kiến vẫn nghi ngờ ASEAN có thể là sự tiếp tục của SEATO dưới hình thức khác, và còn tranh luận gay gắt về việc có quyết định gia nhập ASEAN hay không ngay cả khi Bộ trường Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã lên đường tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 27 dự kiến sẽ kết nạp Việt Nam làm thành viên [201]. Tuy nhiên, Việt Nam đã quyết định cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á và gia nhập ASEAN bởi các lý do chính sau:
- Về kinh tế: trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế xã hội trong nước, bao
vây cấm vận về kinh tế ở bên ngoài, mất nguồn viện trợ là Liên Xô, gián đoạn thị trường truyền thống là các nước Đông Âu, Việt Nam buộc phải mở ra kênh thương mại mới với các nước Đông Nam Á. Liên Xô sụp đổ làm Việt Nam mất nguồn xăng, dầu buộc Việt Nam phải nhập dầu từ Xing-ga-po [203]. Nền kinh tế miền Nam Việt Nam muốn vận hành phải cần nguyên liệu và phụ kiện của Mỹ. Trước đây Việt Nam nhập phụ kiện đó qua Hong Kong, nhưng sau khi Hong Kong gần với Trung Quốc hơn thì Việt Nam cũng phải nhập qua Xing-ga-po [204]. Như vậy, nhu cầu duy trì sự sống còn của nền kinh tế đã thúc ép Việt Nam phải thiết lập quan hệ với các nước Đông Nam Á.
- Về chính trị: Tuy nguyên nhân kinh tế là lý do Việt Nam phải cải thiện
quan hệ với các nước Đông Nam Á, đó không phải là lý do khiến Việt Nam sớm gia nhập tổ chức ASEAN. Vào đầu những năm 1990 Việt Nam chưa có hiểu biết
gì về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, cũng chưa biết luật chơi của CEPT/AFTA như thế nào nên lợi ích kinh tế chắc chắn không phải là động lực của Việt Nam gia nhập ASEAN. Chính lý do chính trị và chiến lược, cụ thể là để phá thế bao vây cô lập và cải thiện vị thế quốc tế mới là nguyên nhân thúc giục Việt Nam sớm gia nhập ASEAN [202].
Như vậy, Việt Nam không gia nhập ASEAN vì bản thân các tôn chỉ, mục tiêu của ASEAN mà đó chỉ là một biện pháp và phương tiện đối ngoại của Việt Nam nhằm phá thế bao vây, cô lập, cải thiện môi trường an ninh và cải thiện vị thế quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Các lợi ích về kinh tế, phát triển và lợi ích an ninh chung của cộng đồng chưa phải là mục tiêu của Việt Nam khi mới tham gia ASEAN.