Nhãn quan khu vực và chính sách các quốc gia có liên quan

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 94 - 99)

- Chuyển dịch sức mạnh quân sự: Cân bằng sức mạnh quân sự Đôn gÁ đang chuyển dịch theo hướng Trung Quốc gia tăng sức mạnh nhanh chóng, cả về

2.2.1.3 Nhãn quan khu vực và chính sách các quốc gia có liên quan

Nhãn quan là tầm nhìn, mục tiêu dài hạn, phản ảnh ý chí chủ quan định hướng chính sách của các nước đối với khu vực, thông qua các chính sách cụ thể.

- Nhãn quan khu vc và chính sách ca Trung Quc: Là một nước rộng lớn, Trung Quốc thường hướng nội và bị chi phối bởi các vấn đề nội bộ hơn là các vấn đề đối ngoại. Cách nhìn truyền thống của Trung Quốc ra thế giới thường là cách nhìn đề phòng, cảnh giác. Tuy nhiên, nhãn quan khu vực truyền thống của Trung Quốc đang dần thay đổi trong khoảng 5 năm trở lại đây do sự suy yếu tương đối nhanh chóng của Mỹ so với sự lớn mạnh của Trung Quốc, nhất là sau khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới (2008-2009). Một làn sóng tư duy mới ở Trung Quốc về sự cần thiết phải xác lập một trật tự khu vực và thế giới mới, xứng với tầm vóc của Trung Quốc đang ngày càng hình thành rõ nét. Ý kiến rất đa dạng và nhiều chiều, song có thể quy thành 3 nhóm ý kiến và tầm nhìn chính, đó là: (1) Trung Quốc cùng các nước xây dựng một “Thế giới hài hòa” mang tính “an ninh tập thể”; (2) Trung Quốc tái thiết lập trật tự bá quyền hài hòa tương tự trật tự triều cống thời phong kiến; (3) Trung Quốc làm bá chủ thế giới.

+ “Thế giới hài hòa” là quan điểm chính thống nhất của Trung Quốc về trật tự thế giới được Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khởi xướng năm 2008, nhìn nhận thế giới là một đại gia đình cùng chung sống hài hòa, có trật tự trong sự tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia. Khái niệm “hài hòa”, xuất phát từ đạo Khổng, hàm ý sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không dẫn tới xung đột với các nước khác. Trong thế giới hài hòa, Trung Quốc có vai trò như một cực trong trật tự đa cực, có vai trò trung tâm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cùng chung sống hòa bình với các cường quốc khác. Quá trình chuyển hóa trật tự hiện nay sang thế giới hài hòa sẽ là quá trình hòa bình, các quốc gia tôn trọng lẫn nhau [103].

+ Sự phục hưng của tư duy “Thiên – Hạ” muốn lặp lại trật tự triều cống, là cách nhìn của phần lớn người dân Trung Quốc về thế giới, phản ảnh sự phục

hưng nhãn quan thế giới của Trung Quốc thời phong kiến, theo đó Trung Quốc là trung tâm của “thiên – hạ” và có sứ mệnh trị vì thế giới. Martin Jacques cho rằng Trung Quốc đang quên dần các chuẩn mực ứng xử của một quốc gia dân tộc theo kiểu phương Tây để trở lại ứng xử như một quốc gia văn hóa thời kỳ phong kiến [74, 243]. Trong nhãn quan “thiên-hạ” mới của người dân Trung Quốc, Trung Quốc sẽ là một quốc gia mang bản chất hoà bình, trật tự và hào phóng với thế giới, khác với bản chất bá quyền của phương Tây, là nguyên nhân thường dẫn đến bạo lực, hỗn loạn và áp bức trên toàn thế giới [89].

+ Trung Quốc bá chủ thế giới: là nhãn quan thế giới cực đoan nhất ở Trung Quốc, thường thấy ở các nhóm diều hâu như giới quân đội, hoặc một bộ phân giới trẻ có tư tưởng dân tộc cực đoan, nhìn nhận Trung Quốc như một siêu cường số một của thế giới, sẽ sớm thay thế Mỹ nắm giữ vai trò thống trị thế giới, nhất là sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009. Tư tưởng chủ đạo của dòng tư duy này là chủ nghĩa quân phiệt, Trung Quốc cần phải có “đại quân” thì mới bảo đảm được sức mạnh “đại quốc”, và Trung Quốc không nên ngần ngại sử dụng đại quân để phát huy vai trò tương xứng với tầm vóc mới của mình. Trung Quốc cần phải lập liên minh chống lại bá quyền phương Tây, như với Iran, Bắc Triều Tiên, Nga... Cần phải sử dụng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, như số lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ để chống lại Mỹ khi cần [73]. Tuy tư tưởng này rất cực đoan và mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa song lại là dòng suy nghĩ ngày càng phổ biến hiện nay ở Trung Quốc.

Ba nhãn quan khu vực cơ bản trên của Trung Quốc có khác nhau về trường phái, mục đích và phương cách tạo lập nhưng bản chất của cả ba dạng trật tự không khác nhau nhiều, đều nhìn nhận vai trò trung tâm của Trung Quốc ở khu vực, cho thấy Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm cách thay đổi luật chơi phù hợp với nhãn quan khu vực mới của mình, trong đó Trung Quốc sẽ lại trở thành trung tâm của vũ đài chính trị - kinh tế thế giới và dân tộc Trung Hoa sẽ phục hưng thành một quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc xây dựng trật tự khu vực, trong đó vai trò của ASEAN chắc chắn sẽ không được Trung Quốc đề cao.

Với nhãn quan khu vực như trên và với thực lực hiện nay của Trung Quốc, chính sách của Trung Quốc đối với Đông Á đến năm 2020 sẽ tiếp tực ưu tiên duy trì môi trường quốc tế hòa bình, ổn định để tập trung phát triển kinh tế. Cui Liru, Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế đương đại (CICIR) thuộc Bộ An ninh Trung Quốc khẳng định mục tiêu cao nhất và xuyên suốt của chính sách đối ngoại Trung Quốc là hiện đại hóa nền kinh tế; đặc điểm nổi bật nhất trong quan hệ của Trung Quốc với thế giới là lấy quan hệ kinh tế làm chính (khác với Mỹ quan hệ chính trị và quân sự là chính). Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ dần điều chỉnh trật tự khu vực và thế giới để phù hợp hơn với lợi ích quốc gia. Trung Quốc càng lớn mạnh thì trật tự thế giới do phương Tây càng trở nên “gò bó” và không công bằng, do vậy mặc dù Trung Quốc đã và tiếp tục được hưởng lợi lớn từ trật tự hiện nay vẫn sẽ phải điều chỉnh trật tự đó cho công bằng hơn [199]. Các luật lệ và chuẩn mực khu vực mà ASEAN tạo ra nếu không phù hợp với lợi ích của Trung Quốc cũng sẽ bị thay đổi hoặc điều chỉnh [36, 44].

Phương cách Trung Quốc dùng để điều chỉnh trật tự khu vực là có nhiều ý tưởng và sáng kiến trong các diễn đàn, tổ chức đa phương để thúc đẩy các tiến trình hợp tác đa phương theo hướng phù hợp với lợi ích của Trung Quốc [38, 57]. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa ra nhiều ý tưởng cả chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa và xã hội để thúc đẩy các sáng kiến, đồng thời sẵn sàng tài trợ thực hiện các sáng kiến đó [101]. Trung Quốc cũng sẽ tăng cường vai trò và ảnh hưởng trong việc xây dựng các thể chế đa phương khu vực, kể cả các thể chế do ASEAN dẫn dắt, thông qua các thể chế đa phương này để điều chỉnh trật tự.

- Nhãn quan khu vc và chính sách ca M: Khác với Trung Quốc có

nhiều nhãn quan khác nhau về tương lai trật tự Đông Á, các giới ở Mỹ có nhãn quan khá đồng nhất về tương lai Đông Á, cho rằng trật tự Đông Á trong tương lai là sự tiếp nối của trật tự hiện nay, Mỹ đã và sẽ tiếp tục là quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc duy trì trật tự này. Chính quyền Mỹ đã nhiều lần khẳng định Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương, lợi ích của Mỹ gắn với châu Á, hai bên

gắn kết sâu sắc về cả chính trị và kinh tế. Theo nhãn quan của Mỹ, trật tự Đông Á nằm trong tổng thể trật tự châu Á – Thái Bình Dương, biểu hiện qua việc khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang hình thành một cấu trúc an ninh và kinh tế

khu vực mới [55]. Theo nhãn quan của Chính phủ Mỹ, cấu trúc an ninh và kinh tế đó có một số đặc điểm sau:

+ Các quan hệ đồng minh của Mỹ tiếp tục có vai trò nền tảng; trong đó quan hệ của Mỹ với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan và Phi-líp-pin tiếp tục là các “nan hoa” quan trọng nhất. Sau đó là quan hệ đối tác ngày càng gần gũi với Ấn Độ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và đối tác lâu năm là Xing-ga-po.

+ Các thể chế đa phương khu vực là một bộ phận quan trọng của cấu trúc khu vực, có tác dụng tăng cường an ninh, mở rộng hợp tác kinh tế và thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.

+ Các thể chế đa phương phải được chú trọng về chất lượng thay vì số lượng, phải hướng tới hành động và chú trọng kết quả thay vì chỉ là diễn đàn để “nói suông”. Các cơ chế khác nhau cần các cơ chế ra quyết định và bảo đảm thực thi khác nhau; các thành viên khác nhau có thể có vai trò và tầm quan trọng khác nhau, không nhất thiết phải bình đẳng tuyệt đối theo “phương cách ASEAN”.

+ Ngoài các cơ chế đa phương lớn và bao trùm, cấu trúc khu vực sẽ được bổ trợ bởi các sáng kiến mang tính nhất thời (ad-hoc) giữa các bên có cùng lợi ích và quan tâm chủ đạo, để bảo đảm tính kịp thời, chủ động và linh hoạt.

+ Trong các thể chế đa phương khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ sẽ coi trọng nhất là Cấp cao Đông Á và APEC, coi đó là hai sân chơi chủ chốt mà Mỹ cần tham gia và có vai trò lãnh đạo.

Cấu trúc khu vực trên thể hiện Mỹ muốn tham gia vào mọi hoạt động có ảnh hưởng tới trật tự và tương lai khu vực và tham gia đầy đủ vào các cơ chế hợp tác khu vực. Với nhãn quan trên về cấu trúc khu vực, ASEAN vẫn sẽ có vai

trò và vị trí cao trong chính sách của Mỹ đối với khu vực, do ASEAN chủ đạo các cơ chế đa phương mà Mỹ muốn sử dụng. Tuy nhiên, Mỹ cũng sẽ gây sức ép để điều chỉnh phương cách hoạt động của một số cơ chế có Mỹ tham gia để phù hợp hơn với lợi ích của Mỹ. Trong khi đó, Mỹ quyết tâm giữ vai trò là lực lượng nòng cốt duy trì trật tự nền tảng ở Đông Á, trên cơ sở đó tạo ra trật tự tự do (liberal international order) ở khu vực [125].

Nhìn chung, các dự báo về tương lai trật tự Đông Á có chung nhận định, Mỹ vẫn là một siêu cường có sức mạnh và ảnh hưởng chủ yếu tới trật tự nền tảng ở khu vực, với phương thức tạo dựng và duy trì trật tự chủ yếu là cân bằng quyền lực. Tuy nhiên, ảnh hưởng về chính trị - kinh tế và văn hóa của Mỹ sẽ giảm dần khiến Mỹ không chi phối được tiến trình hợp tác và liên kết khu vực.

Với nhãn quan khu vực như trên, chính sách của Mỹ đối với Đông Á đến năm 2020 sẽ nhằm duy trì vị thế bá quyền của mình trên toàn thế giới (trong đó có khu vực Đông Á), ngăn chặn và kiềm chế bất cứ quốc gia nào nổi lên thách thức vai trò của Mỹ. Trước đây các thế lực cần kiềm chế là Nhật Bản, Liên Xô. Ngày nay là Trung Quốc. Để đạt được mục đích duy trì trật tự bá quyền trên, Mỹ dựa vào hai công cụ chủ yếu là (1) quân sự: là sức mạnh truyền thống của Mỹ và

là sức mạnh ít bị ảnh hưởng nhất kể từ khi Mỹ lâm vào khủng hoảng kinh tế - tài chính (2008-2009); và (2) kinh tế: là sức mạnh tạm thời bị ảnh hưởng nhiều nhất,

nhưng vẫn còn ở quy mô và trình độ phát triển rất cao mà Trung Quốc chưa thể sánh kịp. Ngoại giao là công cụ sử dụng để phát huy sức mạnh thông minh tổng

hợp các sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ. Biện pháp sẽ sử dụng trong chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ được Hilary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ tóm tắt, gồm: nâng cao và đào sâu quan hệ đối tác truyền thống, đồng thời xây dựng thêm các quan hệ đối tác mới; phối hợp với các tổ chức, thể chế đa phương, nhất là các thể chế của ASEAN nhằm thúc đẩy các lợi ích chung và vươn ra khỏi các quốc gia để trực tiếp can dự người dân trong khu vực [56].

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)