CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ TRẬT TỰ TRONG QUAN HỆ
1.3.3 Điều kiện phát huy vai trò của các nước vừa vàn hỏ và tiêu chí đánh giá vai trò đó
chí đánh giá vai trò đó
Căn cứ vào định nghĩa về trật tự thế giới được nêu tại mục 1.1 của luận án này, và qua phân tích một số trật tự điển hình đã có trong lịch sử thế giới ở trên, có thể coi một nước nhỏ có vai trò đối với trật tự thế giới khi nước nhỏ đó có ảnh hưởng trong việc tạo ra hoặc tác động điều chỉnh đối với các luật chơi của khu vực hoặc của thế giới nhằm phục vụ các mục tiêu và lợi ích của riêng mình, khiến các nước lớn phải tính tới trong quan hệ quốc tế.
Phân tích ở trên cho thấy vào một thời điểm luôn có nhiều dạng thức trật tự đan xen trong một trật tự tổng thể và các dạng thức trật tự cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trật tự “bá quyền” vẫn là dạng thức trật tự tồn tại phổ biến nhất, có mục tiêu chủ yếu là bảo vệ sự tồn vọng của quốc gia, tức là mục tiêu an ninh. Các nước lớn, có nhiều quyền lực, là các chủ thể chính tác động tới
3 Theo thông tin từ trang WEB của Bộ Ngoại giao Singapore, http://www.mfa.gov.sg/content/mfa/overseasmission/newyork/nyemb_statements/global_governan http://www.mfa.gov.sg/content/mfa/overseasmission/newyork/nyemb_statements/global_governan ce_group.html, truy cập ngày 23/3/2013
trật tự thế giới. Lý do chủ yếu các nước nhỏ không có được vai trò đáng kể trong các trật tự thế giới trước thế kỷ 20 là vì dạng trật tự quốc tế phổ biến trong lịch sử đều dựa trên quyền lực cứng, nhất là bá quyền và hòa hợp quyền lực, khiến các nước nhỏ, vốn là các nước “yếu”, không thể có được vai trò. Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ 20, khi tiến trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thì các phương thức tạo lập trật tự khác, với các mục tiêu khác như bảo đảm sự ổn định của hệ thống, giảm thiểu việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế xuất hiện nhiều hơn. Các dạng trật tự thế giới mới không còn chỉ dựa vào sức mạnh cứng mà đã dựa nhiều hơn vào sức mạnh mềm. Như vậy, các nước vừa và nhỏ có thể phát huy được vai trò trong các dạng trật tự như cân bằng quyền lực, an ninh tập thể, trật tự liên kết kinh tế hoặc hội nhập khu vực v.v.... Trong các dạng trật tự này, vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực vẫn là công cụ ưa thích để tạo lập trật tự, tuy nhiên phương cách và công cụ tạo lập trật tự đã đa dạng hơn, công cụ ngoại giao được sử dụng nhiều hơn. Luật pháp quốc tế, dưới các hình thức khác nhau, ngày càng nổi lên là công cụ quan trọng giúp duy trì trật tự, nhất là các dạng trật tự dựa trên tập thể, cộng đồng.
Như vậy, nếu trật tự thế giới không dựa vào bá quyền hoặc hòa hợp quyền lực, các nước vừa và nhỏ biết phát huy quyền lực mềm, biết liên kết lại với nhau và tận dụng được các thiết chế đa phương và luật pháp quốc tế thì hoàn toàn có cơ hội tác động tới các hình thái trật tự mới này và có vai trò trong quan hệ quốc tế. Tiêu chí để nhận biết các nước vừa và nhỏ có ảnh hưởng đối với trật tự thế giới là khả năng các nước vừa và nhỏ theo đuổi các mục tiêu quốc gia thông qua tạo lập hoặc tác động tới luật chơi trong quan hệ quốc tế. Các nước vừa và nhỏ được coi là tạo ra luật chơi khi đề xuất được các chuẩn mực, nguyên tắc hoặc tập quán trong quan hệ quốc tế được các nước trong cộng đồng quốc tế
hiểu và thừa nhận, cơ bản tuân thủ luật lệ đó và các nước vừa và nhỏ có các biện pháp chế tài trong trường hợp có nước không tuân thủ các luật lệ được đề ra. Các nước vừa và nhỏ cũng được coi là có ảnh hưởng tới luật chơi khi cố tình
không hiểu, không thừa nhận và tham gia, hoặc không tuân thủ hoàn toàn, sẵn sàng chấp nhận bị các nước lớn chế tài do không tham gia luật chơi của các nước lón trong một thời gian dài. Các nước vừa và nhỏ được coi là không có vai trò nếu phải chấp nhận hoàn toàn luật chơi mà các nước lớn đề ra mà không có khả năng có bất cứ tác động nào để điều chỉnh luật chơi đó hoặc tạo ra luật chơi mới phù hợp với lợi ích của mình.
Tiểu kết
Cả lý thuyết và thực tiễn lịch sử thế giới đã chứng minh các nước lớn tiếp tục có vai trò chủ đạo trong việc tạo lập trật tự thế giới. Phương cách tạo lập trật tự chủ đạo trong lịch sử vẫn là bá quyền. Công cụ tạo lập trật tự chủ yếu vẫn là vũ lực. Tuy nhiên, các nước vừa và nhỏ vẫn có thể có vai trò đối với trật tự thế giới trong các hoàn cảnh nhất định. Các nước vừa và nhỏ hoàn toàn có thể phát huy vai trò nếu trật tự thế giới không phải là các dạng trật tự bá quyền hoặc hòa hợp quyền lực giữa các nước lớn. Đây chính là điều kiện tiên quyết để các nước vừa và nhỏ có cơ hội phát huy vai trò. Bằng cách góp phần cùng các nước lớn tạo ra hoặc củng cố các dạng thức trật tự phù hợp (như cân bằng quyền lực; an ninh tập thể, hội nhập v.v....), và bằng cách liên kết lại với nhau trong các thiết chế đa phương có uy tín, thông qua sức mạnh tinh thần của mình như các ý tưởng, giá trị, chuẩn mực phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, các nước vừa và nhỏ hoàn toàn có thể có vai trò đối với trật tự thế giới.
Bốn tiêu chí để đánh giá vai trò các nước vừa và nhỏ đối với trật tự thế giới là: (1) nhận diện: các nước vừa và nhỏ tạo ra luật chơi được các nước khác biết tới và hiểu một cách đầy đủ; (2) thừa nhận: các luật chơi đó được các nước thừa nhận; (3) tuân thủ: các nước cơ bản tuân thủ các luật chơi này trên thực tế; (4) chế tài: các nước vừa và nhỏ có biện pháp chế tài nếu một nước không tuân thủ các luật chơi đó. Ngược lại, trong vai trò là người tiếp nhận luật chơi, các
nước nhỏ cũng được gọi là có vai trò và ảnh hưởng nếu có thể cưỡng lại các luật chơi do các nước lớn xác lập trong một thời gian tương đối dài, cũng xét trên 4 tiêu chí nói trên.