- Nhãn quan khu vực và chính sách của ASEAN: Là tổ chức của các nước vừa và nhỏ, ưu tiên trước hết của ASEAN là thích ứng với trật tự khu vực
CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH ĐỐ
3.2.2.3 Lợi ích về nâng cao vị thế quốc tế:
- ASEAN tạo khuôn khổ về cơ chế thúc đẩy quan hệ hợp tác cả song phương và đa phương với hầu hết các nước lớn, trung tâm kinh tế và chính trị
18 Số liệu của Tổng cục Hải quan, đăng tại http://www.baomoi.com/Tong-kim-ngach-xuat-khau-hang-hoa-cua-Viet-Nam-sang-ASEAN-dat-786-ty-USD/45/9060646.epi cua-Viet-Nam-sang-ASEAN-dat-786-ty-USD/45/9060646.epi
lớn của thế giới (thông qua các cơ chế ASEAN+1, +3, EAS, ARF…), tạo môi trường đan xen và cân bằng lợi ích của các nước lớn ở khu vực.
- ASEAN tăng thế mặc cả kinh tế trên trường quốc tế. Sau khi hội nhập ASEAN bước đầu thành công, Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn để gia nhập APEC và WTO. Là thành viên ASEAN, Việt Nam có vị thế và sức hấp dẫn hơn trong đàm phán FTA với các đối tác lớn như Nhật Bản, với Hàn Quốc, với EU, Nga, Ấn Độ và Mỹ mặc dù GDP của Việt Nam chỉ đứng thứ 60 trên thế giới.
- ASEAN là bàn đạp để Việt Nam phát huy vị thế trên thế giới. Ví dụ, có
sự ủng hộ của ASEAN, Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn trong việc vận động châu Á để cử Việt Nam làm đại diện duy nhất của châu Á và ứng cử thành công vào vị trí ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008- 2009.
Như vậy, ASEAN có liên quan trực tiếp tới cả 3 mục tiêu của chính sách đối ngoại Việt Nam là an ninh, phát triển và ảnh hưởng; liên quan tới cả 3 nhóm đối tượng quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại Việt Nam là các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước lớn; đồng thời ASEAN là chỗ dựa để Việt Nam vươn ra hội nhập khu vực và thế giới.