- Chuyển dịch sức mạnh quân sự: Cân bằng sức mạnh quân sự Đôn gÁ đang chuyển dịch theo hướng Trung Quốc gia tăng sức mạnh nhanh chóng, cả về
2.2.1.2 Các vấn đền ổi lên tác động tới lợi ích căn bản của các quốc gia
hài hòa...) được quảng bá rộng rãi thông qua việc thành lập các Viện nghiên cứu Khổng tử trên toàn thế giới cũng góp phần mở rộng khu vực ảnh hưởng của các giá trị và văn hóa Trung Quốc trên thế giới.
2.2.1.2 Các vấn đề nổi lên tác động tới lợi ích căn bản của các quốc gia gia
Một số phát triển mới của Đông Á từ nay tới 2020 sẽ có thể làm thay đổi lợi ích, vai trò và vị thế của các nước trong trật tự Đông Á, đó là:
- Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ: Các tranh chấp chủ quyền làm gia tăng
cảm giác bất an của các quốc gia, đẩy nhu cầu tăng cường sức mạnh quốc gia nhằm ứng phó với các thách thức bên ngoài, tác động vào cân bằng quyền lực, làm thay đổi trật tự nền tảng và gây khó khăn cho trật tự hợp tác và cộng đồng. Tranh chấp chủ quyền cũng thường liên quan đến vấn đề lịch sử, vấn đề dân tộc làm thay đổi lợi ích về liên minh, liên kết giữa các quốc gia, cũng sẽ tác động tới trật tự khu vực.
- Chủ nghĩa dân tộc: Chủ nghĩa dân tộc ở hầu hết các nước Đông Á đều có xu thế bị đẩy lên cao, làm gia tăng sức ép lên các chính phủ, và hạn chế lợi ích và các lựa chọn chính sách của các chính phủ. Nhiều chính phủ phải chọn cách chiều theo chủ nghĩa dân tộc để giữ ổn định chính trị nội bộ, kể cả khi phải hy sinh các mục tiêu về đối ngoại. Điều đó tác động tới cấu trúc trật tự khu vực.
- Tranh giành tài nguyên, nhất là tài nguyên dầu, khí: xu thế tăng trưởng
kinh tế mạnh mẽ của khu vực Đông Á sẽ khiến tài nguyên ngày càng trở nên khan hiếm. Trung Quốc sẽ trở thành tâm điểm thu hút tài nguyên của khu vực do là nền kinh tế lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất. Vị thế của các nước có nhiều tài nguyên sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong trật tự địa chính trị và địa kinh tế khu vực. Tranh chấp tài nguyên (cả cá và dầu, khí) ở Biển Đông sẽ có xu hướng ngày càng căng thẳng. Các tuyến đường hàng hải huyết mạch sẽ trở nên
xung yếu hơn làm tăng nhu cầu bảo vệ các tuyến đường huyết mạch đó (như eo biển Malacca và Biển Đông). Tài nguyên nước sạch cũng sẽ ngày càng trở nên khan hiếm do châu Á có dân số đông, tốc độ tăng trưởng và nhu cầu sử dụng nước tăng cao. Việc cạnh tranh các nguồn tài nguyên làm gia tăng nhu cầu tập hợp lực lượng, củng cố năng lực bảo vệ nguồn tài nguyên; tác động trực tiếp tới trật tự nền tảng của khu vực.
- Xu thế dân chủ hóa: Nhờ cách mạng thông tin và các phương tiện truyền
thông và sự gia tăng tầng lớp trung lưu ngày càng có ý thức về chính trị và được kích thích bởi phong trào dân chủ ở các khu vực khác (như phong trào Mùa xuân A-rập), xu thế dân chủ hóa đang ngày càng mở rộng ở Đông Á. Từ Thái lan, Mi- an-ma, Ma-lai-xi-a đến Xing-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc đều đã chứng kiến sự gia tăng vai trò và ảnh hưởng trực tiếp của người dân, nhiều trường hợp đã gây sức ép thành công buộc các đảng và chính phủ cầm quyền phải điều chỉnh chính sách, chia sẻ quyền lực. Xu thế này sẽ tiếp tục mở rộng trong những năm tới và ngày càng có tính lan truyền, tác động mạnh hơn tới việc định hình các giá trị, chuẩn mực chung về chính trị, kinh tế, xã hội ở khu vực, là động lực thúc đẩy trật tự cộng đồng ở Đông Á từ nay tới năm 2020.
- Các vấn đề an ninh phi truyền thống: khu vực Đông Á đang nổi lên một số vấn đề an ninh phi truyền thống khiến các quốc gia buộc phải tăng cường hợp tác với nhau để cùng ứng phó. Nổi bật nhất ở Đông Á là biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển và tội phạm có vũ trang trên biển, dịch bệnh xuyên biên giới, di cư trái phép v.v... Các vấn đề an ninh phi truyền thống này thúc đẩy các quốc gia hợp tác với nhau, xây dựng các cơ chế, khuôn khổ thể chế khu vực để cùng ứng phó, góp phần tạo nên trật tự hợp tác ở khu vực.
Ngoài ra, Đông Á đã và sẽ tiếp tục chịu tác động bởi các nhân tố khác có ý nghĩa lớn trong việc định hình trật tự Đông Á trong tương lai, nhưng từ nay tới năm 2020 sẽ chưa có tác động rõ rệt, ví dụ vấn đề dân số và phân bổ dân số, vấn đề nguồn nước, vấn đề ô nhiễm môi trường...