Phương cách thiết lập trật tự

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 38 - 44)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ TRẬT TỰ TRONG QUAN HỆ

1.2.3Phương cách thiết lập trật tự

Với các công cụ khác nhau, các quốc gia cũng có nhiều phương cách khác nhau để thiết lập và duy trì trật tự trong quan hệ quốc tế. Alaggapa chỉ ra 3 phương cách chính để tạo lập trật tự là cạnh tranh, hợp tác hoặc chuyển hóa hệ

+ Cnh tranh: quan điểm của thuyết hiện thực cho rằng các quốc gia luôn cạnh tranh nhau và quyền lực luôn là cái đích và phương tiện để các quốc gia cạnh tranh. Ba kịch bản chính thường xảy ra trong cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các quốc gia là bá quyền (hegemony), cân bằng quyền lực (balance of power) và hài hòa quyền lực (concert of power).

- Bá quyền: là dạng trật tự trong đó một quốc gia có quyền lực kinh tế hoặc quân sự vượt trội có vai trò và ảnh hưởng chi phối luật chơi đối với tất cả các quốc gia khác trong cộng đồng. Nước bá quyền sẽ xác định mục tiêu, luật chơi và có các biện pháp nhằm bảo đảm thực thi luật chơi đó. Các mục tiêu và luật chơi rõ ràng sẽ phải phục vụ lợi ích và phù hợp với các giá trị căn bản của nước bá quyền. Trong trật tự bá quyền sẽ có vai vế, thứ bậc giữa các quốc gia trong hệ thống. Nước bá quyền sẽ dẫn đầu các nước xây dựng thể chế khu vực và toàn cầu. Vũ lực được sử dụng ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ thừa nhận vai trò của nước bá quyền bởi các quốc gia còn lại. Để thành công, nước bá quyền phải có nhiều nguồn lực và sẵn sàng đi đầu, và vai trò đó phải được các quốc gia khác chấp nhận, hay nói cách khác phải có tính chính danh. Tính chính danh có được khi nước bá quyền thúc đẩy các lợi ích phù hợp với lợi ích chung, hoặc thúc đẩy các giá trị được các quốc gia khác chia sẻ. Phương thức tạo lập trật tự có thể sẽ thay đổi khi một bá quyền trở nên yếu đi và xuất hiện các lực lượng thách thức vai trò và vị trí của bá quyền đó. Quá trình chuyển dịch quyền lực thường xảy ra nhiều xung đột và bất ổn.

- Cân bằng quyền lực: là phương cách tạo lập và duy trì trật tự biến thứ hai theo trường phái hiện thực. Đây là kịch bản thường xảy ra khi không có quốc gia nào có sức mạnh vượt trội so với các quốc gia còn lại, mà các quốc gia có sức mạnh tương đương cùng tồn tại, và đối trọng lẫn nhau, hoặc tạo các liên minh để tăng cường sức mạnh đối trọng với quốc gia có sức mạnh tương đối lớn hơn. Nếu trật tự bá quyền thường tạo ra cục diện “đơn cực” thì trật tự cân bằng

quyền lực thường tạo ra cục diện lưỡng cực hoặc đa cực. Trật tự bá quyền là ý chí chủ quan thể hiện sự sắp đặt trật tự có tính toán của nước bá quyền, còn trật tự cân bằng quyền lực có thể hình thành một cách tự nhiên, không chính thức. Mục đích cân bằng quyền lực là duy trì độc lập chủ quyền của các quốc gia nhỏ hơn, chống lại bá quyền, chống chiến tranh, duy trì hòa bình và ổn định. Tuy nhiên, các mục tiêu này có thể không cùng đạt được một lúc mà đôi khi một trong những mục tiêu này phải chịu hy sinh để đạt mục tiêu lớn hơn. Ví dụ, trong một liên minh để chống lại bá quyền, các nước nhỏ có thể sẽ phải hy sinh một phần tính độc lập của mình, chịu sự lãnh đạo của quốc gia đi đầu trong liên minh đó nhằm đối trọng hiệu quả với quốc gia bá quyền. Chiến tranh và ngoại giao là hai công cụ thường được sử dụng nhiều nhất để tạo lập trật tự cân bằng quyền lực. Chiến tranh cần thiết để duy trì độc lập, tự chủ của các nước trong hệ thống cân bằng quyền lực. Ngoại giao là công cụ chính để các nước thỏa hiệp các khác biệt và duy trì liên minh.

- Hài hòa quyền lực: khi các siêu cường không đối trọng nhau mà cùng hướng tới các mục tiêu, giá trị và lợi ích chung thì xuất hiện sự hòa hợp nhất định giữa các siêu cường đó, tạo nên trật tự hài hòa quyền lực (concert of power). Trong hài hòa quyền lực có cả hai thành tố cân bằng quyền lực và an ninh tập thể. Thông thường, hài hòa quyền lực xuất hiện sau các cuộc chiến lớn nhằm kiềm chế và kiểm soát một nước lớn muốn nổi lên thành bá quyền. Đôi khi hài hòa quyền lực chính là sự kế tục của liên minh trong một cuộc chiến tranh [59]. Hài hòa quyền lực giúp giữ nguyên trạng quan hệ và phân bổ quyền lực giữa các quốc gia trong nhóm hài hòa quyền lực đó. Hài hòa quyền lực có thể đưa ra các quyết định nhằm hạn chế phạm vi và chức năng của chiến tranh, nhưng không thể phát động chiến tranh. Luật pháp quốc tế có thể được nhóm hài hòa quyền lực phát triển để duy trì hệ thống, song trên thực tế sẽ bị các nước lớn nòng cốt trong hài hòa quyền lực đó chi phối. Để hài hòa quyền lực được bền vững, các nước chủ chốt phải thống nhất được với nhau và chấp nhận một số

nguyên trạng căn bản trong các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, mức độ thịnh vượng của nền kinh tế, sức mạnh quân sự và vị thế quốc tế của nhau; trong nhóm hài hòa quyền lực không được có các liên minh nhỏ lẻ; và quan trọng nhất là phải có sự tương đồng nhất định về lợi ích và giá trị giữa các nước trong nhóm hài hòa quyền lực.

+ Hp tác: thông qua hợp tác để duy trì trật tự trong quan hệ quốc tế là

phương thức tạo lập trật tự khá quan trọng theo chủ nghĩa tự do. Chủ nghĩa tự do vẫn thừa nhận tính cạnh tranh cố hữu của quan hệ quốc tế, nhưng lạc quan về khả năng hợp tác giữa các quốc gia, tin tưởng vào khả năng các tổ chức khu vực và quốc tế có thể điều tiết hành vi quốc gia, và tin tưởng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế có thể giúp các quốc gia tránh được sự cạnh tranh cực đoạn để có thể dẫn tới chiến tranh. Các kịch bản hợp tác chủ yếu là An ninh tập thể (collective security), Thiết chế quốc tế (International Regime), Hợp tác kinh tế quốc tế (economic cooperation) là các phương cách căn bản để tạo lập và duy trì trật tự.

- An ninh tập thể: có mục đích bảo vệ các nước trong nhóm an ninh tập thể, bao gồm cả các nước lớn và các nước nhỏ, khỏi các mối đe dọa và các thách thức an ninh không định trước. An ninh tập thể khác liên minh quân sự ở chỗ nó không có đối thủ tiềm tàng được xác định trước, và quan niệm thách thức an ninh là bất cứ hành vi vi phạm các nguyên tắc và chuẩn mực quan hệ quốc tế nào, kể cả việc sử dụng vũ lực. Trong mô hình an ninh tập thể, các lợi ích và nguyên tắc chung của cộng đồng có ảnh hưởng vượt trội so với lợi ích quốc gia. Các tổ chức quốc tế sẽ được thành lập và có trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thiết lập các “luật chơi” căn bản. Tuy nhiên, việc bảo đảm thực thi luật chơi đó sẽ do các nước có vai trò chủ chốt đảm nhiệm. Hiến chương của các tổ chức quốc tế đó sẽ quy định các nguyên tắc chung sống căn bản giữa các quốc gia trong nhóm an ninh tập thể, chỉ ra các nguy cơ và đe dọa an ninh đối với các quốc gia đó, và quy định các biện pháp chế tài khi một thành viên vi phạm.

Thông thường, các nhóm an ninh tập thể coi thách thức an ninh của một quốc gia là thách thức an ninh chung của cả nhóm, loại bỏ việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp, trừ trong một số điều kiện cụ thể.

- Thiết chế quốc tế: phương thức này chủ yếu sử dụng các nguyên tắc, chuẩn mực, luật lệ để duy trì trật tự quốc tế, vai trò của sức mạnh quốc gia, vũ lực được giảm thiểu. Thiết chế quốc tế vừa là kết quả, vừa là công cụ thúc đẩy hợp tác, phối hợp giữa các quốc gia để đạt được và bảo vệ các lợi ích chung. Thiết chế quốc tế không dễ dàng thay đổi khi có sự thay đổi cơ cấu quyền lực hoặc lợi ích quốc gia của các nước nằm trong thể chế, kể cả nước chủ chốt tạo ra thể chế đó. Ngoại giao và luật pháp quốc tế là các công cụ để các thiết chế quốc tế tạo ra và thực thi luật chơi. Biện pháp thực thi của thiết chế quốc tế thường là các biện pháp pháp lý, hoặc chế tài nhằm hạn chế lợi ích của nước vi phạm luật lệ, ít khi là biện pháp cưỡng chế bằng vũ lực. Các thiết chế quốc tế thường phát huy tác dụng đối với các mục đích chính trị, ngoại giao, kinh tế, và các vấn đề chính trị an ninh phi truyền thống (là các vấn đề an ninh liên quan tới các chủ thể phi quốc gia), ít khi điều tiết được các vấn đề an ninh truyền thống, do trong các vấn đề này lợi ích của một quốc gia thường là mối đe dọa đối với các quốc gia khác.

- Hợp tác và sự tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế: phương thức này không trực tiếp tác động vào quan hệ an ninh giữa các quốc gia, mà dùng quan hệ kinh tế để điều tiết các vấn đề chính trị - an ninh, giảm khả năng xung đột và định hướng cho quan hệ giữa các quốc gia thông qua các lợi ích kinh tế. Nguyên lý chủ đạo của phương thức này là sự tùy thuộc lẫn nhau làm giảm động lực xung đột giữa các quốc gia vì việc gây hại cho đối phương đồng nghĩa với gây hại cho chính mình. Nền tảng kinh tế học của phương thức này là một khi có sự lưu thông thông suốt của vốn, một trong các nhân tố đầu vào cơ bản của nền kinh tế, thì nhu cầu chiếm hữu các nhân tố cơ bản khác của nền kinh tế như đất đai và lao

động sẽ giảm xuống, giảm động lực xung đột giữa các quốc gia. Vì vậy, phương cách này chủ xướng thúc đẩy hợp tác và liên kết kinh tế xuyên quốc gia, tạo ra sự đan xen lợi ích giữa các quốc gia với nhau thông qua các tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa, xây dựng các khu vực mậu dịch tự do v.v...

+ Chuyn hóa h thng: Các phương thức tạo lập và duy trì trật tự thông

qua cạnh tranh hoặc hợp tác chấp nhận trạng thái vốn có của các chủ thể trong hệ thống quốc tế và tạo dựng trật tự trên nền tảng đó. Phương thức chuyển hóa hệ thống không chấp nhận trạng thái hiện tại của hệ thống quốc tế mà chuyển hóa nó nhằm thay đổi trật tự tận gốc, là chuyển hóa bản thân các quốc gia và chuyển hóa tính chất quan hệ giữa các quốc gia trong hệ thống. Mục đích chính của phương cách tạo lập trật tự này là loại bỏ chiến tranh hay vũ lực trong quan hệ quốc tế bằng cách tạo ra sự tương đồng về ý thức hệ chính trị và kinh tế giữa các quốc gia, hoặc tạo ra cộng đồng các quốc gia với các giá trị nền tảng chung.

- Hòa bình dân chủ: phương cách tạo lập trật tự này sử dụng một nguyên lý căn bản, đó là giữa các quốc gia dân chủ ít khi xảy ra xung đột với nhau hơn so với quan hệ giữa các quốc gia dân chủ và phi dân chủ. Sở dĩ có hiện tượng này do trong các quốc gia dân chủ, ý kiến của công luận – thường là không thích chiến tranh – và các thể chế kiểm soát chính quyền một cách dân chủ khiến chính quyền ít có khả năng phát động chiến tranh hơn. Trong các xã hội dân chủ, các giá trị và chuẩn mực xã hội được xem là dễ lan truyền và “xuất khẩu” sang các nước khác. Mục đích chính của phương cách này là củng cố các xã hội dân chủ, thúc đẩy phúc lợi, phòng ngừa các nước phi dân chủ khác, và truyền bá các giá trị dân chủ rộng rãi. Tuy giữa các nước dân chủ không hoặc ít khi có xung đột hay chiến tranh, các xã hội dân chủ lại không loại trừ việc sử dụng vũ lực để mở rộng và áp đặt giá trị của mình.

- Hội nhập quốc tế: quan điểm nền tảng của phương cách tạo lập trật tự này là phải có tầm nhìn vượt qua biên giới của các quốc gia dân tộc, vốn luôn

chạy theo lợi ích dân tộc hẹp hòi, cản trở việc đạt tới các lợi ích chung chính đáng của cả cộng đồng. Vì vậy, cần tạo ra môi trường hợp tác chuyên ngành vượt ra khỏi phạm vi chủ quyền quốc gia, giảm thiểu ảnh hưởng chủ quyền quốc gia lên các hoạt động hợp tác đó. Phương cách để đạt mục tiêu trên là hội nhập quốc tế, xây dựng các cộng đồng khu vực và quốc tế, thúc đẩy hợp tác chuyên ngành và giao lưu, tương tác giữa các quốc gia. Tuy lợi ích quốc gia dân tộc vẫn có ý nghĩa, song lợi ích quốc gia dân tộc chịu sự ràng buộc, điều tiết để bảo đảm lợi ích chung của cả cộng đồng. Thông qua sự tương tác trong các lĩnh vực như thương mại, du lịch, di cư, trao đổi văn hóa, giáo dục... làm tăng không khí cộng đồng, nhờ đó giảm thiểu mâu thuẫn giữa các quốc gia, tăng khả năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột một cách hòa bình. Trong cộng đồng, chiến tranh không còn là công cụ để tạo lập quyền lực.

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 38 - 44)