Mối liên hệ giữa ba dạng thức trật tự ở Đôn gÁ

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 86 - 89)

8 Theo mục tiêu thứ 6, điề u1 của Hiến chương ASEAN.

2.1.3.4Mối liên hệ giữa ba dạng thức trật tự ở Đôn gÁ

Ba dạng thức trật tự chủ đạo nói trên tạo ra các luật chơi chính trong quan hệ quốc tế ở Đông Á. Tuy nhiên, ba dạng trật tự này không tồn tại biệt lập, với biên giới rõ ràng mà có phần chồng chéo, đan xen và tác động qua lại lẫn nhau.

- Các dạng thức trật tự có thể bổ trợ và củng cố cho nhau, nhưng cũng có thể cạnh tranh và triệt thoái lẫn nhau:

+ Trật tự an ninh truyền thống giúp bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định khu vực, trên cơ sở đó các quốc gia mới có lòng tin và điều kiện để tập trung nguồn lực vào hợp tác phát triển kinh tế, thúc đẩy liên kết, hội nhập. Sự đan xen, liên kết của trật tự kinh tế tạo ra sự đan xen lợi ích thúc đẩy các cơ chế hợp tác đa phương về chính trị - ngoại giao. Các khuôn khổ đa phương sẽ có tác dụng ngược lại củng cố các dạng thức trật tự an ninh truyền thống, thúc đẩy hợp tác an ninh phi truyền thống và giúp xây dựng các thể chế kinh tế đa phương.

+ Các dạng thức trật tự có thể triệt thoái nhau. Ví dụ, cục diện đối đầu và cân bằng quyền lực của trật tự an ninh truyền thống có thể khiến các cơ chế chính trị - ngoại giao đa phương khu vực bị chia rẽ, căng thẳng, dẫn tới giảm

hiệu quả hoạt động, như từng xảy ra với Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 (2012). Trật tự hợp tác kinh tế có tác dụng làm phân bổ lại sức mạnh kinh tế của các nước trong khu vực, làm thay đổi cán cân quyền lực, tác động tới cân bằng quyền lực là nền tảng của trật tự an ninh truyền thống. Ví dụ, việc Trung Quốc ngày càng trở nên có sức mạnh về kinh tế trong khu vực làm sức mạnh tổng thể của Trung Quốc gia tăng, khiến nước này muốn thay đổi trật tự an ninh truyền thống bằng cách hạn chế vai trò và ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Á.

- Cả ba nhân tố chính là Mỹ, Trung Quốc và ASEAN đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng sang các khu vực trật tự khác phục vụ lợi ích của mình:

+ Mỹ muốn can thiệp trật tự kinh tế khu vực và ngăn cản ảnh hưởng của Trung Quốc bằng sáng kiến Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP). Mục đích chính của TPP là giảm sự phụ thuộc của các nền kinh tế Đông Á vào nền kinh tế Trung Quốc, trái lại tăng cường gắn kết các nền kinh tế đó vào nền kinh tế Mỹ bằng các chuẩn mực, luật lệ thương mại “tiên tiến và chất lượng cao làm chuẩn mực cho các hiệp định thương mại của thế kỷ 21” [153]. Bên cạnh đó,

Mỹ cũng thể hiện rõ muốn can thiệp vào tiến trình hình thành trật tự cộng đồng Đông Á bằng cách tham gia vào tiến trình hình thành cộng đồng này, với việc gia nhập Cấp cao Đông Á (EAS). EAS có ba chức năng chính là đối thoại về các vấn đề chiến lược của các nhà lãnh đạo, liên kết và xây dựng thể chế/cộng đồng. Bằng việc gia nhập EAS, Mỹ đã trực tiếp tham gia vào tiến trình liên kết kinh tế khu vực, đồng thời tham gia vào việc xác lập các chuẩn mực, nguyên tắc ứng xử làm nền móng của cộng đồng khu vực Đông Á trong tương lai.

+ Trung Quốc cũng không dừng lại ở trật tự hợp tác kinh tế trong khu vực. Với sức mạnh quân sự, quốc phòng tăng cường, Trung Quốc đang kêu gọi các nước trong khu vực thay đổi tư duy Chiến tranh lạnh, dựa vào Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Trung Quốc đang tìm kiếm xây dựng một khuôn khổ an ninh mới theo mô hình an ninh tập thể hoặc thậm chí hòa hợp quyền lực bằng các ý

trong nội bộ Trung Quốc cũng đang còn nhiều tranh cãi. Có nhiều dấu hiệu Trung Quốc thử phản ứng của Mỹ, thách thức trật tự Sanfrancisco, như phản đối các cuộc tập trận chung của Mỹ với các nước đồng minh, thách thức các chuẩn mực an ninh như quyền tự do hoạt động của tàu bè quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), thể hiện qua vụ đụng độ với tàu Impeccable của Mỹ (2009). Mặt khác, Trung Quốc cũng chủ động trong việc xác lập trật tự Cộng đồng Đông Á bằng cách vun đắp cho tiến trình hợp tác ASEAN+3, coi ASEAN+3 là phương tiện chính để tiến tới Cộng đồng Đông Á. Thực chất, Trung Quốc muốn thể chế hóa ASEAN+3, và chỉ muốn duy trì EAS là diễn đàn lỏng lẻo, không ngại cho Mỹ, Nga tham gia EAS vì cho rằng càng đông thành viên thì tiến trình đó càng dễ bị vô hiệu hóa, như đã từng xảy ra với tiến trình APEC [195].

+ ASEAN tuy không trực tiếp tác động được vào các dạng thức trật tự khác nhưng vẫn có ảnh hưởng tới các trật tự đó bằng cách thể hiện thái độ ủng hộ hoặc dè dặt của mình với các chính sách của Mỹ và Trung Quốc, với cả tư cách tổ chức và tư cách từng thành viên đơn lẻ. Việc các nước thành viên ASEAN, nhất là các nước Đông Nam Á hải đảo nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết của Mỹ ở khu vực là một trong những tác nhân chủ yếu khiến Mỹ thúc đẩy chính sách “tái cân bằng” ở khu vực. Cựu Thủ tướng Xing-ga-po Lý Quang Diệu

từng công khai kêu gọi Mỹ tăng cường hiện diện ở khu vực khi tuyên bố: “Nếu

Mỹ không can dự vào châu Á để cân bằng ảnh hưởng cả quân sự và kinh tế của Trung Quốc, Mỹ sẽ mất vai trò lãnh đạo toàn cầu” [121]. Nhiều nước thành viên ASEAN khác cũng tìm các biện pháp khác nhau để tránh lệ thuộc vào kinh tế của Trung Quốc, như tham gia vào tiến trình TPP, đa dạng hóa quan hệ kinh tế của mình v.v...

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 86 - 89)