Trật tự thế giới và chính sách đối ngoại của Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 122 - 129)

- Nhãn quan khu vực và chính sách của ASEAN: Là tổ chức của các nước vừa và nhỏ, ưu tiên trước hết của ASEAN là thích ứng với trật tự khu vực

3.1Trật tự thế giới và chính sách đối ngoại của Việt Nam

CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH ĐỐ

3.1Trật tự thế giới và chính sách đối ngoại của Việt Nam

Tư duy đối ngoại Việt Nam luôn cố gắng gắn Việt Nam với thế giới. Quá trình phát triển tư duy của Việt Nam về bối cảnh tình hình khu vực, trật tự khu vực và thế giới có thể được tìm thấy trong các bài viết/trả lời phỏng vấn của một số nhà lãnh đạo tiêu biểu như: Nguyễn Cơ Thạch, Vũ Khoan, Trần Quang Cơ, Hồng Hà và một số nhà nghiên cứu Vũ Dương Huân, Phan Doãn Nam… Văn kiện Đại hội Đảng, các tuyên bố chính thức của Nhà nước Việt Nam cũng như các bài viết, trả lời phỏng vấn của các quan chức Chính phủ có thẩm quyền là các phương tiện chuyển tải tư duy và nhận thức của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về tình hình thế giới và khu vực, về cục diện thế giới, về vai trò của các nước lớn, và về vai trò của các tổ chức khu vực như ASEAN.

Sự phát triển tư duy đối ngoại của Việt Nam về trật tự thế giới là một quá trình. Trong giai đoạn trước đổi mới, nhiều bài viết đã chỉ rõ các biểu hiện, xu thế mới của môi trường khu vực và quốc tế, từ đó chỉ ra những điều chỉnh căn bản trong trật tự khu vực và quốc tế, nhất là thời kỳ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Lãnh đạo Việt Nam đã nhận thức rõ rằng đổi mới tư duy đối ngoại là phải nhận thức, đánh giá chuẩn xác, khách quan về nội dung, tính chất của thời đại và sự vận động của thế giới. Bởi lẽ “biết mình, biết người, dự báo tương đối đúng tình hình quốc tế là một trong những căn cứ quan trọng để hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại” [8].

Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước phản ảnh tư duy của Đảng và Nhà nước về trật tự và xu thế vận động của trật tự thế giới.

Đại hội VI của Đảng năm 1986 nhận thức cục diện thế giới “lưỡng cực” gồm 2 phe XHCN và TBCN đối đầu [2, 74], chính sách đối ngoại Việt Nam gắn với khối XHCN nên đường lối đối ngoại của Đảng là dựa hoàn toàn vào Liên Xô, coi “Tăng cường đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta” [188, 105]. Đại hội VII của Đảng diễn ra trong bối cảnh phe XHCN khủng hoảng nghiêm trọng, Liên Xô chưa sụp đổ nhưng rõ ràng đã ở thế thoái trào. Do vậy đường lối đối ngoại Đại hội VII không còn coi Liên Xô là “hòn đá tảng”, mà nhấn mạnh "ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế” [189, 315]. Ngay sau khi Liên Xô tan rã, Đảng đã nhận định “Trật tự thế giới cũ không còn, trật tự thế giới mới chưa định hình. Bàn cờ quốc tế đang sắp đặt lại. Tất cả còn đang diễn biến hết sức phức tạp, đòi hỏi một sự tiếp tục nghiên cứu công phu” [8], và có điều chỉnh chính sách đối ngoại một cách tương ứng khi đề ra phương châm mới là “Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại” và “Tích cực tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt là các nước lớn, các trung tâm kinh tế lớn” [8]. Trên cơ

sở đường lối đó, Việt Nam đã chủ động “mở cửa”, đón đầu tư nước ngoài, cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực, nối lại quan hệ ngoại giao với thế giới phương Tây. Đường lối đó chứng tỏ Đảng và Nhà nước nhận thấy trật tự thế giới đã chuyển từ lưỡng cực sang đa cực, luật chơi thế giới chuyển từ đối đầu sang hợp tác, từ bảo hộ sang tự do hóa và liên kết kinh tế khu vực. Việt Nam đã chấp nhận tham gia vào trật tự đó.

Đại hội VIII (1996) đánh giá tình hình thế giới “diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng những yếu tố khó lường” [188, 462], phản ảnh một trật tự

thế giới không ổn định, tuy nhiên cũng nhận thấy trong sự bất định đó vẫn có một số xu hướng nhất định, đó là “Các nước dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh

tổng hợp của quốc gia.... Các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt động khác.... tính đa phương, đa dạng trong quan hệ quốc tế

và trong chính sách đối ngoại của các nước” [188, 464]. Tuy tình hình thế giới

có nhiều bất ổn, năm 1995-1996 lại là thời điểm Việt Nam có nhiều thành tựu cả về kinh tế và chính trị đối ngoại. Về kinh tế, Việt Nam đón luồng đầu tư nước ngoài kỷ lục từ khi thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài; GDP cũng tăng kỷ lục ở mức 9.5%. Về chính trị đối ngoại, Việt Nam gia nhập ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ký hiệp định khung hợp tác với EU. Chính sách đối ngoại của Đại hội VIII do vậy tự tin tiếp tục đường lối của Đại hội VII, là độc lập, tự chủ, đang dạng hóa, đa phương hóa, đồng thời bổ sung chính sách “ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và với ASEAN”,

“tăng cường hoạt động ở Liên Hợp quốc, Tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp, các tổ chức tài chính – tiền tệ, Tổ chức thương mại thế giới [188, 503]. Đây là sự khẳng định Việt Nam chấp nhận hội nhập sâu hơn vào trật tự khu vực và thế giới.

Đại hội Đảng IX (2001) diễn ra trong bối cảnh trật tự khu vực có sự xáo trộn nhất định. Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á làm vị thế và vai trò của ASEAN trong khu vực suy giảm tương đối, trong khi vai trò và vị thế của Trung Quốc gia tăng rõ rệt nhờ giúp các nền kinh tế châu Á ổn định sau khủng hoảng. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang trở thành một đặc điểm chính trong trật tự Đông Á mới. Trong khi trở nên gần gũi và thân thiện với Trung Quốc hơn trước, các nước châu Á có phần cảnh giác với Mỹ hơn do Mỹ đã không ra tay cứu giúp châu Á trong khủng hoảng mà còn đặt ra nhiều điều kiện ép buộc các nước châu Á phải cải tổ để được nhận các khoản trợ giúp của IMF và WB. Tuy nhiên, dường như Đảng chưa thừa nhận sự thay đổi cục diện đó ở khu vực, biểu hiện trong phần đánh giá về tình hình thế giới bước vào thế kỷ XXI của Báo cáo chính trị Đại hội IX chỉ có một nhật định về khu vực Đông Á là: “Khu vực Đông

Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương, sau khủng hoảng tài chính - kinh tế, có khả

năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định”

[191, 14]. Do vậy, chính sách đối ngoại của Đại hội IX chưa có sự điều chỉnh để thích ứng Việt Nam với trật tự mới đó, chỉ bổ sung định hướng mới là “Nâng

cao hiệu quả hợp tác ASEAN”, và “Mở rộng quan hệ với các vùng lãnh thổ, trung tâm kinh tế lớn; các tổ chức quốc tế và khu vực”, là các điều chỉnh về lượng, chứ chưa có sự điều chỉnh về chất, hay điều chỉnh trong định hướng đối ngoại [191, 42-43]. Chỉ đến năm 2003, với việc thông qua Nghị quyết TƯ 8, Khóa IX, Đảng mới có sự nhìn nhận, đánh giá lại vấn đề bạn và thù, về hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, là một phần của luật chơi trong trật tự thế

giới mới, phản ảnh trong tư duy “đối tác – đối tượng” mới được Đảng thông qua. Nhờ tư duy này, Việt Nam đã có điều kiện ứng xử linh hoạt hơn trong quan hệ với một số nước lớn và quan trọng như Trung Quốc và Mỹ.

Đại hội X (2006) đánh giá thế giới có nhiều vấn đề toàn cầu gay gắt hơn, song không có nhận xét gì về tác động của các vấn đề đó tới trật tự thế giới hiện hành. Về khu vực Đông Á, Đại hội X nhận xét: “tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất

ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước...” [192, 74] phản ảnh Đảng tiếp tục nhận diện rõ một số nhân tố tác động ảnh hưởng tới trật tự khu vực và thế giới hiện hành (là quá trình tranh giành và chuyển dịch quyền lực, cùng các vấn đề mới nổi như giành giật tài nguyên, các xu thế chính trị mới), tuy nhiên chưa đánh giá đầy đủ bản thân trật tự đó đang thay đổi theo xu hướng nào. Với nhận thức đó, Đảng tiếp tục có sự điều chỉnh, cập nhật chính sách đối ngoại nhưng vẫn chủ yếu là điều chỉnh về lượng khi quyết định “đưa các mối quan hệ đã thiết lập đi vào chiều sâu”, và “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác” [192, 112]. Các thay đổi lớn trong trật tự khu vực như sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, sự sao nhãng của Mỹ đối với khu vực Đông Á do bị cuốn hút vào hai cuộc chiến tranh ở Nam

Á và Trung Đông, các thay đổi trong trật tự kinh tế Đông Á do tác động và lực hút của kinh tế Trung Quốc, quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và sự ra đời của các thiết chế đa phương như Cấp cao Đông Á (EAS), chưa thực sự có tác động đủ mạnh điều chỉnh chính sách đối ngoại của Đại hội X.

Đại hội XI (2011) với việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011-2020 đã có những đánh giá sâu sắc và kỹ lưỡng hơn về tình hình thế giới. Đại hội XI đã nhận diện hàng loạt chuyển biến của trật tự khu vực và thế giới. Về trật tự an ninh, Đại hội XI cho rằng tuy “hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn” nhưng có nhiều thách thức an ninh phi truyền thống

mang tính xuyên quốc gia nổi lên “buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động” [193, 96]. Về trật tự hợp tác và phát triển giữa các quốc

gia, Đại hội XI đã thấy rõ hơn vấn đề trật tự kinh tế đang có sự điều chỉnh khi nhận định “Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở

thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh và do đó, con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia” [193, 97]. Đánh giá về khu vực Đông Á, Đảng nhận định “Khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ

quyền biển, đảo, tài nguyên...” [193, 96] trong đó Đảng ghi nhận rõ vai trò xây dựng Cộng đồng của ASEAN khi nhận xét “Các nước ASEAN bước vào thời kỳ

hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ

cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu; mặt khác, ASEAN cũng đang phải đối phó với những thách thức” [193, 96].

Với nhận thức và quan tâm sâu sắc hơn tới trật tự và sự vận hành của thế giới, Đại hội XI đã có một số điều chỉnh trong chính sách đối ngoại phản ảnh nhận thức đó. Đại hội XI bổ sung mục tiêu của Việt Nam “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ” [193, 236], nhằm khẳng định quyết tâm tham

gia và duy trì trật tự nền tảng của khu vực trong quá trình tham gia mở rộng hợp tác quốc tế và xây dựng cộng đồng trong khu vực. Đại hội XI chủ trương “ch động, tích cực hội nhập quốc tế” [193, 236] là một quyết sách lớn, khẳng định Việt Nam thừa nhận trật tự khu vực và thế giới, chấp nhận luật chơi chung, mong muốn trở thành một bộ phận của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng “chủđộng, tích cực và có trách nhiệm” [193, 237] gánh vác các công việc chung của cộng

đồng theo các luật chơi chung. Đại hội cũng khẳng định nguyên tắc quan hệ quốc tế của Việt Nam là “bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc” nhưng tôn trọng

“luật pháp quốc tế và quy tắc ứng xửở khu vực” [193, 139], là các luật chơi cụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thể mà Việt Nam khẳng định tiếp tục tuân thủ. Đại hội XI cũng khẳng định sẽ “ch động, tích cực và có trách nhiệm xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh”

[193, 139], là sự thừa nhận vai trò của ASEAN trong việc xây dựng Cộng đồng ở khu vực, trong đó Việt Nam là một thành viên quan trọng.

Trong cuốn sách do Bộ trưởng Phạm Bình Minh làm chủ biên với tiêu đề “Cục diện thế giới đến năm 2020”, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia năm 2010, có đánh giá trật tự khu vực sẽ chịu tác động mạnh bởi việc Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng, trong khi Mỹ đang có vai trò và ảnh hưởng suy giảm một cách tương đối, khiến cục diện thế giới nói chung và cục diện khu vực nói riêng có xu hướng đa cực hóa, vai trò của Nhật Bản, ASEAN và một số “cực” ảnh hưởng mới nổi khác là Ấn Độ sẽ gia tăng ở khu vực [17, 30-31]. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá như sau về trật tự thế giới hiện nay: “Thế giới đã trải qua rất nhiều biến động. Từ năm 1945, người ta nói đến thế giới hai cực. Sau Chiến tranh lạnh người ta nói đến thế giới một siêu, đa cường. Bây giờ thì người ta nói nhiều đến thế giới đa cực. Có thể thấy thế giới biến đổi rất nhanh

và ẩn bên trong những biến đổi đó là so sánh lực lượng giữa các nước đã thay

đổi rất nhiều. Hiện nay, không riêng nước nào có thể chi phối được thế giới, mà cần có sự hợp tác của tất cả các nước để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Vai trò của Liên Hợp quốc và hợp tác đa phương vì thế ngày càng quan trọng”

[161]. Xuất phát từ nhận định thế giới đang ngày càng đa cực, vai trò của hợp tác đa phương ngày càng trở nên quan trọng mà Cương lĩnh bổ sung và phát triển năm 2011 thông qua tại Đại hội Đảng XI đã định hướng “Phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh” [193, 84]. Báo cáo

chính trị Đại hội XI thì chỉ đạo “Ch động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” [193, 237]. Tư duy này phần nào phản ảnh đánh giá vai trò của ASEAN trong trật tự và cấu trúc khu vực hiện nay.

Như vậy, có thể thấy trong quá trình hoạch định đường lối và chính sách đối ngoại, Việt Nam đã cố gắng nhận diện trật tự thế giới trong từng thời kỳ và điều chỉnh chính sách phù hợp với nhận thức về trật tự thế giới trong thời kỳ đó. Trong đa số các trường hợp, Việt Nam đã nhận diện đúng đắn và kip thời được cục diện thế giới, và hoạch định đường lối phù hợp với cục diện đó. Tuy nhiên, khi cục diện khu vực, thế giới có chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc (như Đại

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 122 - 129)