- Nhãn quan khu vực và chính sách của ASEAN: Là tổ chức của các nước vừa và nhỏ, ưu tiên trước hết của ASEAN là thích ứng với trật tự khu vực
16 Là các nguyên tắc sau: Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Không xâm lược lẫn nhau; Bình đẳng; và Hợp tác cùng có lợ
2.3.1.3 Mục tiêu xây dựng cộng đồng Đôn gÁ
Là tổ chức liên chính phủ với khoảng 1200 cuộc họp mỗi năm, ASEAN sẽ tiếp tục giúp thay đổi nhận thức của chính phủ các nước trong khu vực Đông Á, giúp “chuyển hóa” nhận thức của giới này để tạo ra ý thức cộng đồng, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ các giá trị của nhau để tìm ra các giá trị, chuẩn mực và bản sắc chung của cả khu vực. Mục tiêu xây dựng cộng đồng còn được hưởng thành quả của việc thúc đẩy hợp tác trong tất cả các lĩnh vực khác, do việc củng cố an ninh và thúc đẩy hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực khác là cơ sở của cộng đồng Đông Á trong tương lai. Tuy nhiên, đến năm 2020 ảnh hưởng của ASEAN mới chỉ diễn ra theo chiều từ “trên xuống” và trong phạm vi tương đối hẹp. ASEAN sẽ tiếp tục là cộng đồng “hướng tới người dân” chứ chưa thực sự vươn được tới người dân. Cộng đồng ASEAN chủ yếu mới chỉ hình thành ở tầng chính phủ và phần nào đó ở giới doanh nghiệp. Các tổ chức xã hội dân sự, người dân của các nước trong khu vực sẽ chưa thể biết hết, hiểu hết và chia sẻ những công việc mà ASEAN đang triển khai. Ngày càng nhiều tổ chức xã hội có các quan điểm trái với quan điểm của ASEAN, nhất là các tổ chức xã hội dân sự. ASEAN sẽ phải mất nhiều năm nữa để tạo được đồng thuận và sự chấp nhận rộng rãi trong xã hội về các nguyên tắc, chuẩn mực do ASEAN đề ra, nhất là trong không gian đa dạng của các nước Đông Á.
2.3.2 Điều kiện để ASEAN tiếp tục phát huy vai trò trong trật tự Đông Á đến năm 2020