Một số trật tự điển hình trong lịch sử và vai trò của các nước vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 48 - 54)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ TRẬT TỰ TRONG QUAN HỆ

1.3.2 Một số trật tự điển hình trong lịch sử và vai trò của các nước vừa và nhỏ

Trong từng thời kỳ, mỗi cộng đồng quốc tế đều có các phương cách tạo lập trật tự khác nhau với một dạng trật tự nổi trội.

- Trật tự “bá quyền” của Đế chế La Mã ở châu Âu: kéo dài từ khoảng năm 600 trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ thứ V ở lục địa châu Âu. Trong thời kỳ này chiến tranh xâm lược là công cụ chính nhằm mở rộng biên giới của đế chế. Mục tiêu của các cuộc chinh phạt là mở rộng lãnh địa, nâng cao sức mạnh quốc gia thông qua chiếm hữu lao động, tài nguyên quý hiếm (vàng bạc, sản vật quý hiếm...) và áp đặt mô hình kinh tế, thương mại lên các khu vực chiếm đóng. Phương cách tạo lập trật tự chủ đạo là bá quyền, khi Đế chế La mã áp đặt ý chí của mình và thậm chí thôn tính lên các nước nhỏ vùng đất mới chiếm đóng. Sau khi đã trở thành bộ phận lãnh thổ của Đế chế La Mã, đế chế này sử dụng nền văn hóa vượt trội của mình để đồng hóa các dân tộc khác, hội nhập các dân tộc đó vào cùng một cộng đồng với các lợi ích và giá trị chung. Công cụ tạo lập trật tự được đế chế La Mã sử dụng chủ yếu là quân sự, nhưng sau khi đã thôn tính xong lãnh thổ, Đế chế La mã cũng chú trọng sử dụng luật pháp để giữ kỷ cương và trật tự. Các biện pháp quân sự chỉ được sử dụng khi có nổi dậy hoặc chống đối. Các dân tộc nhỏ, chủ yếu được đánh giá qua sức mạnh quân sự, chỉ có lựa chọn hoặc phục tùng các nước lớn, hoặc biệt lập với thế giới

bên ngoài nếu có thể, hoặc cố gắng tự vệ để duy trì nguyên trạng. Các nước nhỏ thời kỳ này hầu như không có vai trò và tác động gì tới quan hệ quốc tế.

- Trật tự “bá quyền triều cống” Trung Hoa cổ đại ở Đông Á: cùng là trật tự bá quyền, song ở Đông Á trật tự khu vực được tạo ra bằng các công cụ và biện pháp khác với cách thức La Mã cổ đại. Trung Quốc tự coi mình là thiên triều có nền văn hóa thượng đẳng, là trung tâm của vũ trụ, các quốc gia xung quanh là các dân tộc man di, kém văn minh hơn, kể cả các nước châu Âu. Do vậy Trung Quốc thiết lập và duy trì một trật tự “triều cống”, theo đó các nước lân bang muốn được thiên triều thừa nhận và có quan hệ với thiên triều, được thiên triều truyền bá văn minh và bảo vệ trước giặc ngoại xâm phải thần phục và cống nạp thường xuyên cho thiên triều. Đổi lại, thiên triều sẽ thừa nhận tính hợp pháp của quốc gia đó như một nước chư hầu, thừa nhận tính hợp pháp của vua nước chư hầu, thường là qua nghi lễ phong Vương (Phong sắc). Trung Quốc chỉ có quan hệ ngoại giao với những nước chịu thần phục và chấp nhận ở trong thế giới của Trung Quốc [66, 140]. Trật tự triều cống được xem là sự mở rộng trật tự xã hội Trung Quốc theo các giá trị của đạo Khổng ra không gian bên ngoài Trung Quốc [66, 135-138].

Mục đích của trật tự triều cống là duy trì vị thế bá quyền của Trung Quốc trong khu vực, duy trì hòa bình với các nước láng giềng và củng cố thế quốc phòng, an ninh và mở rộng ảnh hưởng sang các nước láng giềng. Phương cách tạo lập trật tự là bá quyền, sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế vượt trội để khuất phục các quốc gia lân bang. Công cụ thường được sử dụng là ngoại giao (cử sứ thần ra lân bang thuyết phục các nước này chấp nhận thần phục) và quân sự (dẹp loạn nội bộ nước chư hầu theo yêu cầu của vua đã được thiên triều phong sắc; giúp nước chư hầu chống giặc ngoại xâm; hoặc ép buộc nước chư hầu chịu thần phục).

Trong trật tự bá quyền, các nước nhỏ có vai trò không đáng kể do đa số không chia sẻ cả mục đích, phương cách và công cụ tạo lập trật tự với thiên triều. Một số nước nhỏ có thể thiết lập trật tự triều cống đối với các lân bang nhỏ hơn mình, theo đúng phương cách và công cụ tạo lập trật tự như thiên triều đề ra, song đó là sự mở rộng phạm vi của trật tự triều cống chứ không phải là việc tạo ra trật tự mới. Các nước nhỏ cũng có thể cưỡng lại trật tự triều cống ở một mức độ nhất định, như không chấp nhận cống nạp hoặc điều chỉnh tần suất và lễ vật cống nạp, song việc đó hoặc không diễn ra trong một thời gian dài liên tục hoặc sự tác động đó chỉ có giới hạn mà không làm thay đổi căn bản luật chơi.

- Trật tự “bá quyền” của đế quốc Anh trên thế giới: Nền công nghiệp với những phát minh khoa học, kỹ thuật đi kèm từ thế kỷ 17 đưa nước Anh lên tầm cao sức mạnh về kinh tế, quân sự, và sức mạnh mềm về văn hóa, giáo dục... giúp Anh từng bước đánh bại Tây Ban Nha và Pháp, mở rộng xâm chiếm các thuộc địa ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Đại dương. Trong khi bá quyền Anh sử dụng công cụ quân sự và kinh tế chinh phạt thuộc địa, mở rộng lãnh thổ và thiết lập trật tự quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa phục vụ lợi ích của mình ở khắp các châu lục khác thì tại châu Âu, Anh liên minh với Hà Lan, Bồ Đào Nhà và Đức để đối trọng với liên minh Pháp – Tây Ban Nha, tạo thành trật tự cân bằng quyền lực giữa hai nhóm nước này, và sau đó là trật tự hòa hợp quyền lực sau khi Đức, Áo, và Nga cùng tham gia thiết lập trật tự an ninh của châu Âu. Ngoại giao, biểu hiện bởi Nghị viện Viên, là công cụ chủ yếu để các nước lớn dàn xếp quan hệ và trật tự ở châu Âu lục địa. Ngoài 5 nước lớn nêu trên, một số nước trung bình có thể được tham khảo bên lề Nghị viện Viên, nhưng các nước nhỏ thì hoàn toàn không được tham gia [120]. Trong trật tự cân bằng quyền lực, các nước nhỏ có lựa chọn duy nhất là chọn bên (như Áo chuyển bên, từ nhóm của Anh sang nhóm của Pháp), ngoài ra không có tác động hoặc ảnh hưởng đáng kể nào tới luật chơi mà các nước lớn tạo ra.

- Trật tự “cân bằng quyền lực” của thời kỳ Chiến tranh lạnh: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, cục diện thế giới cơ bản chia làm hai khối đối đầu do Liên Xô và Mỹ dẫn dắt. Hai khối cạnh tranh nhau về ý thức hệ và khu vực ảnh hưởng, trở thành đối trọng của nhau trong một trật tự “hai cực” cân bằng quyền lực. Công cụ chính được hai khối sử dụng nhiều nhất để dàn xếp trật tự là ngoại giao và luật pháp quốc tế, thông qua thể chế toàn cầu là Liên Hợp quốc. Tuy nhiên công cụ quân sự, biểu hiện qua cuộc chạy đua vũ trang vũ khí chiến lược và một vài xung đột nóng nổ ra cũng đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo lập và duy trì trật tự. Trong từng khối, các cường quốc sử dụng phương thức hội nhập quốc tế và an ninh tập thể để tạo lập trật tự về kinh tế và quân sự trong khối do mình chủ đạo. Công cụ chủ đạo để duy trì trật tự trong từng khối là ngoại giao và luật pháp quốc tế (thể hiện bằng các thể chế như EEC/EU và COMECON; khối NATO và khối Hiệp ước Vác-xa-va).

Trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, vai trò của các nước nhỏ gia tăng đáng kể, biểu hiện qua việc các nước nhỏ đã có khả năng liên kết với nhau cưỡng lại hoặc hạn chế sự can thiệp của các nước lớn (như trường hợp của ASEAN), hoặc thúc đẩy các phong trào nhằm tạo lập các chuẩn mực, nguyên tắc mới trong quan hệ quốc tế như Phong trào không liên kết, 5 nguyên tắc cùng chung sống hòa bình của Hội nghị Ban dung... Các nước nhỏ có thể phát huy được vai trò trong giai đoạn này do: (1) số lượng các nước nhỏ tăng nhanh, kết quả của quá trình phi thực dân hóa; (2) cục diện lưỡng cực tạo ra không gian và lựa chọn chính sách cho các nước nhỏ; (3) các nước nhỏ biết liên kết lại với nhau; (4) sự xuất hiện và phát triển của các thiết chế đa phương tạo điều kiện cho các nước nhỏ phát huy vai trò.

- Nỗ lực tái thiết lập trật tự bá quyền của Mỹ sau Chiến tranh lạnh: Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, vượt xa tất cả các nước lớn khác về sức mạnh kinh tế, khoa học công nghệ, duy trì ngân sách

quân sự lớn nhất thế giới, gần bằng phần còn lại của cả thế giới cộng lại. Khi lực lượng đối trọng là khối xã hội chủ nghĩa không còn, mục tiêu của Mỹ là bá chủ toàn bộ thế giới. Công cụ Mỹ sử dụng là tổng hợp cả chiến tranh, ngoại giao và luật pháp hoặc thể chế quốc tế, tùy từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Ở châu Âu, Mỹ đẩy NATO mở rộng sang phía Đông, dùng ngoại giao, kinh tế thu phục các nước Đông Âu. Ở Trung Đông, Mỹ cùng đồng minh phát động cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ 1 (1992), và cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ 2 (2003) tấn công Iraq mà không được sự đồng ý của Hội đồng Bảo An. Ở châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ cũng sử dụng sức mạnh quân sự để duy trì trật tự an ninh, chủ yếu thông qua cấu trúc an ninh “trục và nan hoa”,1 trật tự kinh tế thông qua WTO và APEC. Tính chất bá quyền của Mỹ còn biểu hiện qua việc Mỹ đơn phương rút khỏi các cam kết, thỏa thuận quốc tế như Nghị định thư Kyoto, Hiệp định chống mìn sát thương…

Tuy nhiên các nước nhỏ tiếp tục phát huy được vai trò và tiếng nói trên trường quốc tế nhờ cục diện thế giới tiếp tục phát triển theo hướng đa cực, đa trung tâm; các nước nhỏ nếu bị Mỹ áp đặt luật chơi quá đáng vẫn có thể chọn các đối tác khác trên trường quốc tế. Mặc khác, các nước nhỏ tiếp tục tăng cường gắn kết và duy trì tiếng nói thông qua các thể chế đa phương, nhất là Liên hợp quốc và công cụ sử dụng để bảo vệ lợi ích của mình là luật pháp quốc tế.

- Trật tự thế giới đang hình thành hiện nay: Cục diện thế giới hiện nay đang chuyển dịch từ cục diện “nhất siêu – đa cường” sang cục diện “đa cực” hoặc “đa trung tâm. Tuy nhiên, khác với đặc điểm cạnh tranh đối đầu giữa các "cực/trung tâm" của các trật tự "đa cực" trước đây, trật tự đa cực hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và thế giới nổi lên ngày càng nhiều các vấn

1Gồm hệ thống quan hệđồng minh Nhật, Hàn Quốc, Úc, Philippines, Thái Lan và Singapore, với các căn cứ quân sựở Úc, Nhật, Hàn Quốc, Hiệp ước an ninh với Philippines và Thái lan; quan hệ các căn cứ quân sựở Úc, Nhật, Hàn Quốc, Hiệp ước an ninh với Philippines và Thái lan; quan hệ đối tác với Singapore kèm thỏa thuận sử dụng cảng Changi của nước này.

đề quốc tế khiến các trung tâm quyền lực phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc và không thể không hợp tác với nhau. Chính vì vậy, đặc điểm nổi bật của cục diện thế giới đầu thế kỷ 21 là xu thế hòa bình và hợp tác cùng hướng tới các mục tiêu chung ở trên phạm vi toàn cầu, cạnh tranh giữa các cực/trung tâm vẫn diễn ra quyết liệt nhưng không đảo ngược xu thế chung này.

Phương cách tạo lập trật tự ở phạm vi toàn cầu hiện nay chưa rõ ràng. Có ý kiến cho rằng sự nổi lên của cơ chế G20 chứng tỏ các nước lớn đang đi theo hướng “hòa hợp quyền lực”, tìm cách cố gắng chung sống và hợp tác với nhau để cùng hướng tới các mục tiêu chung là duy trì môi trường hòa bình, ổn định toàn cầu, duy trì tăng trưởng và phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội và các lợi ích quốc gia khác, ứng phó với các thách thức chung toàn cầu. Công cụ để tạo lập trật tự “hòa hợp quyền lực” chủ yếu là ngoại giao và luật pháp/thể chế quốc tế. Các nước lớn có xu thế thúc đẩy đối thoại, hợp tác, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược... nhằm củng cố lòng tin, tìm kiếm lợi ích và cách thức hợp tác chung. Thể chế quốc tế như luật pháp quốc tế, các diễn đàn, thể chế đa phương... được sử dụng để quản lý, kiểm soát hành vi các bên, tạo khuôn khổ, không gian để thúc đẩy quá trình hợp tác giữa các nước lớn với nhau. Công cụ vũ lực, chiến tranh vẫn nằm trong tính toán chiến lược của các nước lớn, nhất là tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong những năm gần đây, nhưng không phải là công cụ chủ đạo để tạo lập trật tự. Công cụ chiến tranh cũng chỉ được sử dụng đối với các nước nhỏ hoặc thông qua nước thứ ba,2 còn các nước lớn hạn chế tối đa đụng độ, cọ xát trực tiếp.

Nếu một hòa hợp quyền lực hình thành trên phạm vi toàn cầu thì ảnh hưởng và vai trò của các nước nhỏ có thể sẽ bị đe dọa bởi một khi các nước lớn

2

Các cuộc chiến ở Lybia (2011), và Syria (2012) được cho là cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn “qua tay của kẻ khác”

nhất trí được với nhau thì các nước vừa và nhỏ khó có thể cưỡng lại được ý chí tập thể của các nước lớn, kể cả trong các thể chế đa phương. Chính vì lo ngại này mà Xing-ga-po đã thúc đẩy Nhóm Quản trị toàn cầu (Global Governance Group - 3G) để tập hợp tác nước nhỏ (hiện nay đã có khoảng gần 30 thành viên)3 nhằm tác động vào nội dung của Hội nghị G20. Khi các nước lớn tập hợp thành một hòa hợp quyền lực, luật pháp quốc tế và liên minh liên kết là cách duy nhất để các nước vừa và nhỏ tăng cường vai trò và ảnh hưởng. Tuy nhiên, lợi ích khác biệt sẽ khiến các nước nhỏ khó duy trì sự gắn kết bền vững, trong khi luật pháp quốc tế cũng sẽ dần dần bị điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích của các nước lớn, tuy chiếm thiểu số nhưng lại nắm giữ phần lớn quyền lực.

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)