- Nhãn quan khu vực và chính sách của ASEAN: Là tổ chức của các nước vừa và nhỏ, ưu tiên trước hết của ASEAN là thích ứng với trật tự khu vực
CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH ĐỐ
3.2.3 Các thách thức chủ yếu khi tham gia hợp tác ASEAN
Có nhiều thách thức khi Việt Nam tham gia hợp tác và hội nhập ASEAN, song tựu trung lại có thể phân thành 3 nhóm thách thức chủ yếu sau:
- Khác biệt về lợi ích: do các nước thành viên ASEAN quá đa dạng về mọi mặt (như thể chế chính trị, lịch sử hình thành và phát triển, trình độ phát triển kinh tế, về văn hóa, ngôn ngữ, tập quán...) nên các quốc gia có lợi ích rất khác nhau trong mọi vấn đề hợp tác. Trong nhiều trường hợp, tìm kiếm mẫu số chung về lợi ích rất khó khăn khiến Việt Nam khó thúc đẩy hợp tác ASEAN
nhằm đáp ứng các lợi ích thiết thân của quốc gia. Ví dụ việc thuyết phục và duy trì đồng thuận của ASEAN trong vấn đề Biển Đông; trong vấn đề hỗ trợ các nước kém phát triển hơn thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN v.v...
- Khác biệt về giá trị: Tham gia hội nhập về chính trị, an ninh trong ASEAN, Việt Nam phải làm quen và chia sẻ các giá trị và chuẩn mực khu vực và quốc tế, nhất là về nhân quyền, dân chủ, về sự điều hành của nhà nước đối với nền kinh tế và xã hội, về vấn đề pháp trị v.v… với cách hiểu không hoàn toàn phù hợp với quan điểm và tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Khác biệt về giá trị khiến cho lòng tin giữa các nước thành viên ASEAN chưa thực sự cao, các thỏa thuận hợp tác không thực sự có nền móng vững chắc.
- Thiếu hụt nguồn lực: Do nội lực Việt Nam còn hạn chế, nhất là về tiềm
lực kinh tế nên Việt Nam tham gia hợp tác, liên kết ASEAN chưa thu được kết quả cao. Việc thiếu hụt nguồn lực khiến cho việc bảo đảm thực thi đúng trách nhiệm của Việt Nam trong các hoạt động hợp tác ASEAN còn khó khăn, muốn thực thi chính sách “chủ động, tích cực”, có các sáng kiến và thúc đẩy thực thi các sáng kiến đó càng khó khăn hơn. Tham gia hội nhập ASEAN, Việt Nam cũng phải chấp nhận thay đổi chính sách, sửa đổi nội luật, phải chấp nhận các luật chơi của các nước tiên tiến hơn, phát triển hơn, đôi khi gây không ít sức ép, khó khăn đối với nền kinh tế kém sức cạnh tranh của đất nước.