Học sinh: Soạn bài theo định hướng câu hỏi sgk III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 Tuần 1 đến Tuần 9 (Trang 59 - 63)

II. Nghĩa của từ láy: Ví dụ.

2.Học sinh: Soạn bài theo định hướng câu hỏi sgk III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 1. Ổn định.

Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ.

Hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao thuộc chủ đề than thân .

3.Bài mới.

Hoạt động 1:Giới thiệu bài.

Ngoài những câu hát yêu thương tình nghĩa, những câu hát than thân, ca dao dân ca còn có nhiều câu hát châm biếm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu,

những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội .

Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc – tìm hiểu văn bản

- Hướng dẫn cách đọc: Nhấn giọng những từ ngữ miêu tả, những tiếng gieo vần, từ ngữ có tính chất đối lập.

- Chú thích sẽ kết hợp với việc phân tích từng bài.

- Cho HS đọc lời ca dao 1

- Đọc 2 câu đầu của bài ca dao, em thấy có hình ảnh nào đã từng được nhắc đến trong những câu hát than thân?

- Cái cò thường được mượn để diễn tả điều gì? Còn ở đây thì sao?

- Chân dung người chú hiện lên như thế nào?

Qua đó em nhận xét gì về “chú tôi”?

Tóm lại nội dung của lời ca dao này là gì?

-> hạng người này nơi nào, thời nào cũng có và cần phê phán. Nghe, đọc, nhận xét. Đọc. Xác định. Cái cò Trình bày. Xác định.

Cháu nói với cô yếm đào về chú để cầu hôn. Xác định. Trình bày. Nhận xét. Trình bày. Đọc. Xác định. Đọc – hiểu văn bản. 1. Bài 1. Chú tôi : -> Người nghiện ngập, lười lao động, chỉ thích hưởng thụ. => Chế giễu hạng người nghiện ngập, lười biếng trong xã hội.

- Gọi học sinh đọc lại bài 2.

- Lời ca dao 2 nhại lại lời của ai nói với ai?

- Lời thầy phán bao gồm những nội dung gì? Em có nhận xét gì về lời phán của thầy?

- Dụng ý của tác giả dân gian khi sử dụng kiểu nói nước đôi trong lời thầy bói? Bài ca dao này phê phán hiện tượng nào trong xã hội?

Chốt :Phê phán châm biếm những kẻ hành nghề mê tín dị đoan của một số người nhẹ dạ, cả tin.

15- Hãy đọc 1 bài ca dao khác có cùng nội dung?

-Giảng và chuyển -> lời 3

- Bài ca dao miêu tả cảnh gì? Những con vật nào tham dự vào sự việc đó? Mỗi con vật tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội?

- Tác giả dân gian đã dùng nghệ thuật gì?

- Mỗi con vật có công việc cụ thể như thế nào ? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không ?

Trình bày. Xác định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số phận cuộc đời mà người xem bói rất quan tâm : giàu – nghèo , cha – mẹ , chồng – con .

Lời phán cụ thể, chắc chán như điều hiển nhiên .

Trình bày. Lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy bói.

Xác định.

- Cảnh đám ma con cò. - Bài ca dao đề cập đến năm con vật, mỗi con tượng trưng cho một hạng người. Trình bày. Ẩn dụ tượng trưng. Trình bày. Trình bày. 2. Bài 2.

- Lời thầy bói nói với người đi xem bói.

- Lời phán về giàu, nghèo, cha mẹ, chồng con.

=> Châm biếm , phê phán những hiện tượng mê tín dị đoan.

3. Bài 3.

Cảnh đám ma con cò. Con co -> Người nông dân, người thường ở xã.

Cà cuống -> Xã trưởng, Lý trưởng.

Chim u, chào mào -> Cai lệ, lính lệ.

Chim chích -> Những anh mõ rao việc làng. => Phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ.

- Qua bài ca dao, người xưa muốn châm biếm điều gì?

-> Châm biếm hủ tục ma chay gây phiền hà, tốn kém cho gia đình người chết, cho họ hàng, xóm làng chúng ta cần kiên quyết và kiên trì khắc phục, đổi mới.( liên hệ thực tế)

Gọi HS đọc tiếp bài 4 - Bài ca dao tả ai ? Em hiểu cậu Cai là hạng người nào trong xã hội phong kiến ?

- Trong bài 4, chân dung “cậu Cai” được miêu tả như thế nào ?

- Em có nhận xét gì về chi tiết này? Cách gọi “cậu Cai” tỏ thái độ gì của người hát ?

- Tóm lại lời ca dao có ý nghĩa gì? Đọc. Trình bày. Người làm chức Cai, chỉ huy một nhóm lính lệ canh gác và phục dịch nơi Phủ, Huyện thời phong kiến.

Trình bày.

+ Đầu đội “non dấu lông gà” -> chi tiết chứng tỏ cậu Cai là lính + Đồng thời bộc lộ “quyền lực” của cậu.

+ Ngón tay đeo nhẫn -> tính cách phô trương, lấy le.

+ Áo ngắn, quần dài 3 ăm mặc 1 lần khi có chuyến sai “vậy mà lại toàn đồ đi thuê, mượn -> thân phận và quyền lực của cậu Cai thật thảm hại.

Nhận xét.

Mỉa mai, pha chút thương hại.

Vừa để lấy lòng vừa chăm chọc mát mẻ. Thân phận, quyền lực của cậu Cai trong xã hội cũ.

Trình bày.

4. Bài 4.

- Cậu Cai

- Đầu đội nón dấu lông gà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngón tay đeo nhẫn. - Ao ngắn đi mượn. - Quần dài đi thuê.

=> Mỉa mai pha chút thương hại thân phận quyền lực của cậu Cai trong xã hội cũ.

Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tổng kết

- Qua đọc tìm hiểu em có nhận xét gì về nghệ thuật và nội dung 4 bài ca dao trên?

Chốt ý : Phơi bày các hiện tượng, ngược đời phê phán những thói hư tật xấu, những hạng nười và những hiện tượng đáng cười trong XH

- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ để khắc sâu kiến thức bài học. Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập - HS đọc và thực hiện yêu cầu BT1 + BT2 Nhận xét, sửa chữa. Hoạt động 5:Củng cố, Dặn dò

- Nội dung, nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong bài ca dao.

- Chuẩn bị phần học : “ Đại từ” theo gợi dẫn câu hỏi sgk. + Xác định đại từ. + Phân tích vai trò ngữ pháp của đại từ. Trình bày. Đọc.

Thực hiện theo yêu cầu bài tập.

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 Tuần 1 đến Tuần 9 (Trang 59 - 63)