1- Nhớ về những chặng đường hành quân:
- Núi rừng miền Tây xa xôi, hoang vu dữ dội & đầy hiểm trở đe doạ.
+ Với những địa danh xa lạ: Sài Khao, Mường Lat, Mường Hịch,..
+ Với địa hình hiểm trở: • Dốc khúc khuỷu. • Thăm thẳm, heo hút. • Cồn mây súng ngửi trời.
• Ngàn thước lên cao - ngàn thước xuống.
→ Sử dụng từ láy tượng hình, thanh trắc liên tục: câu thơ gân guốc, giàu tính tạo hình.
- Không chỉ dữ dội mà còn rất trữ tình: + Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. + Hoa về trong đêm hơi.
- Người lính Tây Tiến:
+ Hồn nhiên, tinh nghịch: súng ngửi trời ( chất lính ). + Coi cái chết nhẹ nhàng: gục lên súng mũ bỏ quên đời.
- Ngoài ra Tây Tiến còn là một vùng đất thấm đẫm tình người: cơm lên khói, thơm nếp xôi.
☼ Sự hy sinh bi tráng của người lính TT. Đoạn thơ miêu tả thiên nhiên núi rừng dữ dội và cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng không kém phần thơ mộng. Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp vừa hào hoa vừa lãng mạn của người lính TT.
2- Nhớ về những kỉ niệm đời lính: - Những đêm hội đuốc hoa:
- Những kỉ niệm nào trong đời sống sinh hoạt của người lính được tác giả tái hiện?
- Phân tích: “ kìa em”, người lính TT qua cái nhìn say mê... bộc lộ vẻ đẹp độc đáo nào?
Bước 3: Tìm hiểu hình tượng người lính TT.
- Trong kí ức tác giả điều gì ở người lính TT gợi nhiều cảm hứng nhất?
- Vì sao lính TT lại có vẻ ngoài khác thường như thế? -Trong đoạn thơ này, cảm hứng chủ đạo là gì? Vì sao? - Các biện pháp nghệ thuật được sử ntn? Để làm nổi bật điều gì?
Câu thơ “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” gợi lên âm hưởng gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn
tổng kết:
Gv cho hs thảo luận và khái quát giá trị của tác phẩm
+ Bừng lên: ánh đuốc, niềm vui, vẻ đẹp dịu dàng e ấp của người thiếu nữ.
+ Người lính TT: say cảnh, say người → chan hoà màu sắc, âm thanh tha thiết.
- Những chiều sương cao nguyên: thiên nhiên sông nước tuyệt đẹp.
+ Thiên nhiên tựa hồ cũng tình tứ, cũng có linh hồn như con người.
+ Dường như thiên nhiên và con người có sự sóng đôi, tạo nên chất thơ đằm thắm.
3- Nhớ về đồng đội - những chiến binh TT:
- Hình hài tiều tụy khác thường: da xanh màu lá, không mọc tóc → sự thật trần trụi, khốc liệt & rất tiêu biểu cho người lính thời kì chống Pháp.
- Khí thế dũng mãnh oai hùng: mắt trừng, dữ oai hùm → xây mộng chiến công, bảo vệ bình yên cho biên cương tổ Quốc. - Tâm hồn mơ mộng, lãng mạn: gửi mộng, mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
- Tinh thần hi sinh quên mình vì TQ:
+ Sử dụng từ Hán Việt trang trọng: biên cương, mồ viễn xứ → sự hi sinh, mất mát đau thương.
+ Chiến trường - chẳng tiếc đời xanh: quên mình dâng hiến. + anh về đất: sự hi sinh lặng lẽ hoá thân vào đất nước để trở thành bất tử.
+ Khúc độc hành của dòng sông Mã: thay mặt cho nhân dân đưa người lính về cõi vĩnh hằng.
- Sắt son một lời thề: gắn bó với một vùng đất chiến đấu với đồng đội thân yêu → cảm hứng bi hùng.
→ Hình ảnh người lính TT khắc khổ gian nan với bao hi sinh, mất mát mà vẫn lãng mạn hào hoa, hào hùng : vẻ đẹp bi tráng.
III- Kết luận:
Với bút pháp lãng mạn, cốt cách tài hoa và phong độ hào hùng của một nhà thơ chiến sĩ. Quang Dũng đã khắc hoạ vào trong một tượng đài bất tử bằng thơ về người chiến sĩ vệ quốc của dân tộc VN anh hùng.
D- Củng cố, dặn dò: 1) Hướng dẫn tự học:
- Đối sánh phần một và phần hai của bài thơ để chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả.
- So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến với hình ảnh người lính trong bìa thơ Đồng Chí của Chính Hữu.
2) Dặn dò:
- Học thuộc tác phẩm.
- Soạn “ Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học”
Tiết 21
Làm văn Ngày soạn: 24 - 09 - 2010
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
A- Mức độ cần đạt: Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. B- Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1) Kiến thức:
- Đối tượng của dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. - Cách thức triển khai bài nghị luận về một ý kiến bàn về bàn văn học. 2) Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
- Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
C- Tến trình lên lớp: 1- Ổn định:
- Kiểm tra số hs.
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp. 2- Kiểm tra bài cũ:
- Những chặng đường hành quân & những kỉ niệm trong sinh hoạt đời lính? - Chân dung những chiến binh Tây Tiến?
3- Tổ chức giờ dạy:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề bài trong sgk. Bước 1: Đề 1.
a- Tìm hiểu đề:
- Yêu cầu nội dung: Suy nghĩ của bản thân về ý kiến của nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai: “Nhìn chung văn học VN phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước”
- Các thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận. b- Tìm ý: Có thể tìm các ý sau.
- Cuộc sống con người VN phong phú, đa dạng, thơ văn VN đã phản ánh cuộc sống đó.
- Để tồn tại bên cạnh các thế lực quân sự hùng mạnh, nhiều tham vọng, dân tộc VN từ xưa đã phải luôn chú tâm phòng bị và chiến đấu kiên cường để giữ vững nền độc lập của mình. Do hoàn cảnh đặc biệt đó, chủ lưu văn học VN là văn học yêu nước. Đặc điểm đó xuyên suốt từ xưa đến nay. ( Cần chọn những dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh như: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập, thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Chính Hữu,...)
- Trên thế giới, mỗi dân tộc có hoàn cảnh riêng, số phận riêng. Là người Việt Nam, cần nắm lịch sử của đất nước và đặc điểm văn học của dân tộc mình. Đó cũng là một cách nhớ đến công lao và tâm sức của cha ông ta. Ý kiến của Đặng Thai Mai giúp chúng ta nhìn rõ và khắc sâu những điều đó.
c- Lập dàn ý: Trên cơ sở những ý đã tìm, Gv cho hs tự lập một dàn ý thích hợp. Bước 2: Đề 2.
- Yêu cầu nội dung: Nêu ý kiến của bản thân về nhận xét của người xưa về cách đọc sách: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài.”
- Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. b- Tìm ý:
- Giải thích:
+ Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ: Tuổi trẻ đọc sách chỉ thấy trong phạm vi nhỏ hẹp. + Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: Theo thời gian, kinh nghiệm, vốn sống nhiều
hơn thì tầm nhìn mở rộng hơn khi đọc sách.
+ Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: Càng nhiều vốn sống, vốn văn hoá và kinh nghiệm thì đọc sách càng hiểu sâu hơn, rộng hơn.
→ Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hoá và kinh nghiệm...thì đọc sách càng có hiệu quả. - Tác phẩm văn học ghi lại những cảnh, những tình, những trải nghiệm của cuộc đời. Nhưng tiếp
nhận những điều đó đến mức độ nào còn tuỳ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm & hiểu biết về cuộc đời của người đọc.
Có thể chứng minh sự tiếp nhận giá trị truyện Kiều qua các độ tuổi khác nhau.
- Bình luận: Tuy nhiên, không phải ai từng trải cũng có thể hiểu sâu sắc tác phẩm văn học. Và đối với những người trẻ tuổi, nếu chú ý quan sát, tìm hiểu, biết nâng cao năng lực, trình độ văn hoá, trình độ lí luận, nhất định họ cũng sẽ hiểu sâu sắc tác phẩm văn học.
c- Lập dàn ý: Dựa vào những ý đã tìm, gv hướng dẫn hs tự lập một dàn ý hợp lí. Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs trả lời câu hỏi tổng kết.
- Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học,...
- Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó với văn học và đời sống.
D- Củng cố, dặn dò:
1) Hướng dẫn tự học: Củng cố, hoàn thiện các kiến thức về văn học được học trong chương trình.
2) Dặn dò:
- Làm bài luyện tập trong sgk. - Soạn “ Việt Bắc” - Tố Hữu.
--- Tiết 22
Đọc văn Ngày soạn: 30 - 09 - 2010
VIỆT BẮC
(Phần I - Tác giả) Tố Hữu A- Mức độ cần đạt:
- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu - nhà hoạt động cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng VN.
- Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu.
1) Kiến thức: Khái quát về con đường thơ và phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
2) Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về phong cách nghệ thuật của Tố Hữu để phân tích thơ văn. C- Tiến trình lên lớp:
1- Ổn định:
+ Kiểm tra số hs.
+ Kiểm tra vệ sinh, nề nếp. 2- Kiểm tra bài cũ:
Cách tìm hiểu đề, tìm ý & lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học?
3- Tổ chức giờ dạy:
Phương pháp Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về tiểu sử.
- Gv cho hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk.
- Cho hs nêu vài nét về tiểu sử của Tố Hữu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đường đời, đường thơ.
- Gv cho hs tìm những tập thơ trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu.
- Tìm hiểu giai đoạn sáng tác của các tập thơ?
- Nội dung?
- Giá trị của các tập thơ?
Cho hs tìm và đọc một số tác phẩm của TH mà hs đã học và đã đọc.