Bài tập 1:Hs đọc đoạn trích rồi phân tích theocác câu hỏi.

Một phần của tài liệu giao-an12-chuanKTKN-HK1 (Trang 111 - 115)

C- Tiến trình dạy học:

1) Bài tập 1:Hs đọc đoạn trích rồi phân tích theocác câu hỏi.

a) Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ thì: - Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.

- Lời đáp thừa thông tin về việc “ lấy súng đi bắn hổ”.

- Cách trả lời của A Phủ có hàm ý công nhận bò bị mất, bị hổ ăn thịt, công nhận mình có lỗi, nhưng A Phủ khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội hơn nữa con hé mở hi vọng con hổ có gí trị hơn nhiều so với con bò bị mất ( con hổ này to lắm ).

b) Như vậy hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói muốn truyền báo đến người nghe, nhưng không nói trực tiếp, tường minh qua câu chữ, mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra. Trong lời hội thoại trên, A Phủ đã chủ ý nói thiếu lượng thông tin cần thiết, vừa thừa lượng tin so với yêu cầu trong câu hỏi của Pá tra, tức là chủ ý vi phạm phưng châm về lượng tin để tạo ra hàm ý. Đó là công nhận việc để mất bò nhưng muốn lấy công chuộc tội.

2) Bài tập 2:

a) Câu nói của Bá Kiến chỉ nói đến cái kho, nhưng nói thế là có hàm ý rằng “ Tôi không có nhiều tiền của để lúc nào cũng có thể cho anh - chí Phèo”. Cách thức nói là không trực tiếp mà thông qua một biểu tượng: cái kho - biểu tượng của người lắm tiền nhiều của. Đây là sự chủ ý vi

phạm phương châm cách thức: không nói rõ ràng, mạch lạc mà thông qua hình ảnh cái kho để nói bóng đến tiền của.

b) Tại lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có dùng những câu hỏi:( Chí Phèo đấy hở? Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? ) nhưng không nhằm mục đích hỏi, không thực hiện hành động hỏi, mà nhằm mục đích hô gọi, hướng lời nói đến người nghe ( câu hỏi thứ nhất ), và mục đích cảnh báo, sai khiến: thúc giục Chí Phèo làm mà ăn chứ không thể luôn đến xin tiền ( câu thứ hai )> Đó là cách dùng hành động nói gián tiếp, một cách thức tạo hàm ý.

c) Tại hai lượt lời đầu của Chí Phèo, hắn đều không nói hết ý ( đến đây để làm gì) Phần hàm ý được tường minh hoá ở lượt lời thứ ba của hắn ( Tao muốn làm người lương thiện). Như vậy, cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm về lượng ( nói không đủ lượng thông tin cần thiết so với yêu cầu ở thời điểm nói ) và cả phương châm cách thức ( nói không rõ ràng).

3) Bài tập 3:

a) Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi, nhưng không phải để hỏi, mà thực hiện hành động khuyên rất thực dụng: khuyên ông đồ viết bằng giấy khổ to. Qua lượt lời thứ hai của bà, ta con thấy lượt lời đầu có thêm hàm ý khác ( không nói ra ): không tin tưởng hoàn toàn vào tài văn chương của ông, ông viết nhưng có thể bị loại bỏ vì văn kém, chứ không phải như điều đắc chí

của ông đồ ( ý văn dồi dào ).

b) Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện vì còn nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện cho ông và cũng muốn ông không phải chịu trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói.

4) Bài tập 4:

Để tạo ra cách nói có hàm ý, tuỳ thuộc ngữ cảnh mà người nói sử dụng một cách thức hoặc phối hợp một vài cách thức với nhau. Như vậy cần chọn phương án D.

D- Củng cố và dặn dò:

- Chú ý cách tạo ra hàm ý trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp hằng ngày. - Chuẩn bị các bài đọc thêm: “ Mùa lá rụng trong vườn & Một người Hà Nội” ---

Tiết 73,74

Đọc thêm Ngày soạn: 30 - 02 - 2010 MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN + MỘT NGƯỜI HÀ NỘI Ma Văn Kháng Nguyễn Khải

Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc thêm “ Mùa lá rụng trong vườn” - Ma Văn Kháng.

Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn:

1- Tác giả:

- Ma Văn Kháng thuộc thế hệ những người cầm bút giàu nhiệt huyết với lí tưởng hào hùng của thời đại.

- Ông là một trong những nhà văn đi tiên phong, đóng vai trò quan trọng vào quá trình đổi mới văn xuôi sau 1975.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Mùa lá rụng trong vườn, Ngày đẹp trời, Đám cưới không có giấy giá thú,...

2- Tác phẩm:

- Xuất xứ: chương II của tiểu thuyết “ Mùa lá rụng trong vườn”.

- Tác phẩm là sự bày tỏ niềm lo âu sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.

Bước 2: Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm.

1) Nhân vật chị Hoài:

- Luôn quan tâm sâu sắc đến từng người: dù đã có gia đình riêng, đã sống một số phận khác nhưng vẫn luôn quan tâm đến mọi người.( tình nghĩa )

- Gắn bó với những biến động buồn vui cùng gia đình người chồng cũ ( thuỷ chung)

- Tất cả các thành viên trong gia đình ông Bằng đều yêu quí chị: vì tấm lòng nhân hậu ở chị, sự có mặt của chị là sự gắn kết mọi thành viên trong gia đình, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc.

2) Diễn biến tâm lí của chị Hoài và ông Bằng:

- Tâm trạng xúc động mãnh liệt.

- Cả hai đều vô cùng lo lắng trước những biến động không vui của gia đình

- Trước sự có mặt của chị Hoài, ông Bằng như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh âm thầm nhằm giành lại những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình mà giờ đây, trước bao tác động của thời cuộc, đang có nguy cơ bị băng hoại.

3) Ý nghĩa của khung cảnh ngày tết:

- Hướng về nguồn cội.

- Bảo vệ các giá trị truyền thống cũng như việc phải giữ gìn bao giá trị tốt đẹp trong quá khứ .

TIẾT 02

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu “ Một người Hà Nội”.

Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu phần tiểu dẫn: 1- Tác giả:

- Là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi VN từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay & phản ánh khá sinh động + chân thực quá trình vận động văn học từ chiến tranh sang hoà bình.

- Chất triết lí, chính luận là phong cách nhất quán trong sáng tác của Nguyễn Khải.

2- Tác phẩm:

- Trích “ Hà Nội trong mắt tôi”

- Cảm hứng sáng tác: Sống ở miền Nam nhớ về HN, tác phẩm là cái nhìn khám phá, kiến giải riêng của tác giả về “ Đất kinh kì”

Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm.

1- Nhân vật bà Hiền:

- Thể hiện vẻ đẹp người Hà Nội qua cách sắp xếp công việc:

+ Việc hôn nhân: Là phụ nữ có nhan sắc-yêu văn chương; chọn bạn trăm năm một cách nghiêm túc

+ Việc sinh con và dạy con: Chấm dứt việc sinh con ở tuổi 40. Dạy con khi còn nhỏ ( chuyện đi đứng, nói năng, );. Dạy con có lòng tự trọng ( bằng lòng cho con đi chiến đấu vì không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè.

+ Việc quản lí gia đình: chủ động, tự tin vì bà hiểu rõ vai trò quan trọng của người mẹ, người vợ. - Thể hiện vẻ đẹp người HN qua lối sống đầy văn hoá của bà Hiền:

+ Lịch lãm, sang trọng qua phòng khách, nơi lưu giữ cái hồn của HN xưa. + Ung dung, tự tại trước biến động xã hội.

+ Khôn ngoan, sâu sắc trong chiêm nghiệm các qui luật tự nhiên. + Khiêm tốn và rộng lượng.

+ Có thú chơi hoa, hoà mình vào cảnh sắc VN

→ Vẻ đẹp tâm hồn của bà Hiền giúp người đọc nhận ra nét duyên riêng của HN - đại diện cho tinh hoa văn hoá của dân tộc.

2- Cách nhìn về HN xưa và nay:

- Quan niệm của tác giả:

+ Nỗi lo âu, hoài nghi khi thấy HN giàu hơn, vui hơn về phần xác. + Tiếc và đau khi gặp người HN thiếu lễ độ, thiếu văn hoá.

- Quan niệm của bà Hiền:

+ Không bình luận gì về lời nhận xét không mấy vui vẻ của người cháu. + Kể chuyện cây si bị ngã và sống lại nhờ sự nỗ lực của cả thành phố

→ Là bằng chứng cho thấy người HN không chỉ coi trọng vật chất mà còn quan tâm đến đời sống văn hoá.

3- Tổng kết:

- Qua nhân vật bà Hiền, tác giả đề cao vẻ đeph người HN - nổi bật ở bản lĩnh cá nhân - ở khả năng tự ý thức, có nhân cách đẹp.

- Bằng giọng văn đầy chất triết lí, chiêm nghiệm suy tư, tác giả đề cao vẻ đẹp văn hoá đăch sắc của người HN.

@ Dặn dò: soạn “ Thực hành về hàm ý”

Tiết 75

Tiếng việt Ngày soạn: 02 - 03 - 2010 THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý.

Một phần của tài liệu giao-an12-chuanKTKN-HK1 (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w