Viết phần kết bài:

Một phần của tài liệu giao-an12-chuanKTKN-HK1 (Trang 121 - 124)

1- Phân tích ngữ liệu: - Ngữ liệu II/1:

+ Phần kết bài (1) là kết bài không đạt yêu cầu: không chốt lại được vấn đề.

+ Phần kết bài (2) là kết bài phù hợp với đề bài: nội dung phần kết bài liên quan trực tiếp đến vấn đề trình bày trong toàn bộ văn bản, có những nhận định đánh giá được ý nghĩa của vấn đề.

- Ngữ liệu II/2: Các kết bài đều đạt yêu cầu.

+ Kết bài (1), người viết đã nêu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa vấn đề đã trình bày: Nước VN có quyền được hưởng tự do và độc lập... đồng thời liên hệ và mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề: Toàn thể dân tộc.... độc lập ấy.

+ Kết bài (2), người viết đã nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước phần kết. Vì thế trong phần kết chỉ cần nhấn mạnh, khẳng định lại bằng một câu văn ngắn gọn:

Hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này, đồng thời liên hệ, mở rộng và nêu nhận định khái quát: Hơn thế nữa...diệu kì.

+ Trong cả hai kết bài, người viết đều dùng các phương tiện liên kết để biểu thị quan hệ chặt chẽ giữa kết bài và các phần trước đó của văn bản, dùng những dấu hiệu đánh dấu việc kết thúc quá trình bày vấn đề: Vì những lẽ trên....Hơn thế nữa..., Bây giờ và mãi mãi sau này...

2- Kết luận về cách viết kết bài: sgkIII- Luyện tập: III- Luyện tập:

1) Bài tập 1:

- Trong mở bài (1) người viết giới thiệu trực tiếp vấn đề càn trình bày: trình bày thật ngắn gọn, khái quát về tác phẩm và nội dung cần nghị luận trong tác phẩm. Cách mở bài này có ưu điểm là nhấn mạnh được ngay phạm vi của vấn đề, nêu bật được luận điểm quan trọng nhất cần trình bày trong bài viết, giúp người tiếp nhận văn bản nắm bắt được một cách rõ ràng vấn đề sắp được trình bày

luậnbằng cách gợi mở những vấn đề liện quan đến nội dung chính qua một số luận cứ và luận chứng, được tổ chức theo trình tự logíc, chặt chẽ: từ phạm vi rộng hơn đến vấn đề chủ yếu. Cách mở bài này có ưu điểm là giới thiệu được vấn đề một cách tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận.

2) Bài tập 2:

Những mở bài, kết bài được nêu trong phần này có những lỗi sau:

- Mở bài trình bày quá kĩ những thông tin về tác giả, tác phẩm, phần giới thiệu vấn đề chính chưa có tính khái quát - Kết bài tiếp tục tóm tắt vấn đề đã trình bày, không nêu được nhận định về ý nghĩa của vấn đề, trùng lặp với mở bài.

3) Hướng dẫn cho hs về nhà làm bài tập 3.D- Củng cố & dặn dò: D- Củng cố & dặn dò:

- Gv cho hs nêu lại cách viết phần mở bài và kết bài. - Soạn “ Số phận con người”

---

Tiết 79,80

Làm văn Ngày soạn: 12 - 03 - 2010

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

(Trích) Sôlôkhốp

A- Mục tiêu: giúp hs.

- Thấy được vẻ đẹp tính cách Nga và ý nghĩa hình tượng Xôcôlốp trong khát vọng vươn lên làm chủ số phận.

- Hiểu được một số nét đặc sắc trong nghệ thuật tự sự, xây dựng thành công hình tượng nhân vật.

B- Dự kiến cách thức tiến hành giảng dạy:

- Phương pháp phát vấn - gợi mở. - Phương pháp đàm thoại - thuyết minh.

C- Tiến trình dạy học:

1- Ổn định:

- Kiểm tra số hs.

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.

2- Kiểm tra bài cũ:

Những yêu cầu trong diễn đạt của văn nghị luận? Cho ví dụ minh hoạ

3- Tổ chức giờ dạy:

Phương pháp Nội dung bài học

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn

Gv cho hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk. Kết hợp câu hỏi ở phần hướng dẫn tìm hiểu.

- Vị trí Sôlôkhốp trong văn học Nga.

- Cuộc đời và sự nghiệp của

I- Tiểu dẫn:

1- Tác giả:Sôlôkhốp

- Sinh ra trong một gia đình nông dân thuộc vùng thảo nguyên Sông Đông gắn bó máu thịt với con người và cảnh vật nơi đây.

- Sớm tham gia CM - có mặt trên khắp các mặt trận chiến đấu và lao động, tiêu biểu cho lớp trí thức trưởng thành sau CM tháng 10.

Sôlôkhốp.

- Đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật. - Các tác phẩm chính. - Tác phẩm + Tóm tắt tác phẩm? + Đề tài? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu B1: Tìm hiểu những số phận bất hạnh sau chiến tranh.

- Qua Xôcôlốp và bé Vania nhà văn thể hiện những nổi đau, sự mất mát do chiến tranh phát xít gây ra như thế nào?

- Tìm những hình ảnh, chi tiết thể hiện điều đó?

- Qua hai số phận tác giả phản ánh một sự thật gì về chiến tranh?

Ý nghĩa tư tưởng?

Tiết 02

B2: Tìm hiểu những niềm vui sông. - Vì sao Xôcôlốp quyết định nhận nuôi bé Vania?

- Hai con người đó đến với nhau và đã có được điều gì?

Tất cả những điều trên chứng tỏ Xôcôlốp là người như thế nào?

- Trong khi nuôi dưỡng bé Vania,

- Đoạt giải Nobel văn chương 1965 với tác phẩm “Sông Đông êm đềm”.

- Viết đúng sự thật là đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Sôlôkhốp.

- Các tác phẩm tiêu biểu: + Sông Đông êm đềm + Đất vỡ hoang

+ Họ đã chiến đấu vì tổ quốc. + Số phận con người.

2- Tác phẩm:

- Tóm tắt (sgk)

- Đề tài: Tác phẩm đầu tiên của văn học Xô Viết đề cập đến những đau thương mất mát trong chiến tranh và số phận con người sau chiến tranh.

II- Đọc hiểu:

1-Những số phận bất hạnh sau chiến tranh: - Xôcôlốp:

+ Bị mất người thân trong thời nội chiến.

+ Bị bắt làm tù binh: bị đánh đập, hành hạ dã man.

+ Vợ và hai con gái bị bom Đức giết chết. Người con trai - niềm hi vọng cuối cùng - cũng hy sinh khi chiến thắng gần kề.

→ Bị chiến tranh tước đoạt tất cả gia đình và quê hương. - Vania: ngây thơ, tội nghiệp.

+ Mất bố mẹ, gốc gác, mồ côi, sống lang thang rách rưới. + Khắc khoải mong chờ ngày bố trở về.

→ Nạn nhân đau khổ của chiến tranh.

* Những giọt nước mắt rất nhiều trong tác phẩm để thể hiện nối đau không diễn tả thành lời. Qua đó ta thấy được phẩm chất và nghị lực sống - tố cáo tội ác chiến tranh phát mạnh mẽ.

2-Những niềm vui sống:

* Xôcôlốp quyết định nhận bé Vania làm con

- Quyết định nhanh chóng vì:

+ Đồng cảm với một nạn nhân đáng thương trong chiến tranh.

+ Niềm yêu mến trẻ con tự nhiện của một người đã làm cha.

+ Nhạy cảm với nỗi đau non dại của trẻ con ( tiếng thở dài của bé Vania)

- Những ngày sống bên nhau: + Chăm sóc và yêu thương Vania. + Tâm hồn nhẹ nhõm và bừng sáng. + Có được giấc ngủ êm đềm.

+ Trái tim chai lì được phục hồi trở nên mềm dịu hơn. → Xôcôlốp tiêu biểu cho tính cách Nga .

+ Kiên cường dũng cảm trong đấu tranh. + Là một con người giàu lòng nhân ái.

Xô-cô-lốp gặp những khó khăn nào?

- Đoạn văn cuối tác phẩm “Hai con người côi cút ... lăn trên má mình” chứa đựng suy nghĩ gì của nhà văn về tính cách Nga và số phận con người?

* Những khó khăn thời hậu chiến:

- Tình cảnh hiện tại của Xô-cô-lốp: + Tâm hồn rệu rã.

+ Kí ức luôn trở về vò xé trái tim anh.

+ Khó khăn khi thêm bé Va-ni-a: việc chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng đến cuộc sống.

+ Những kí ức thjơ dại của bé Va-ni-a. - Tâm trạng của Xô-cô-lốp:

+ Ban ngày không một lời than vãn, không một tiếng thở dài.

+ Ban đêm gối đẫm nước mắt.

→ lời ngợi ca con người vượt lên số phận bằng sức mạnh của lòng nhân ái và nghị lực phi thường để sống đẹp giữa cuộc đời.

III- Tổng kết:

- Nhân vật Xô-cô-lốp điển hình cho tính cách Nga: dũng cảm, kiên cường và giàu lòng nhân ái.

- Từ số phận bất hạnh của một con người bình thường, tác giả muốn:

+ Bày tỏ tình cảm và sự trân trọng vẻ đẹp của con người. + Kêu gọi quan tâm số phận con người.

+ Niềm tin vào con người cao đẹp, vào nước Nga vững vàng.

D- Củng cố & dặn dò:

- Gv củng cố ngắn gọn: Giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực. - Chuẩn bị trả bài viết số 06

--- Tiết 81

Làm văn Ngày soạn: 15 - 03 - 2010

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 06

A- Mục tiêu:

- Nhận ra những điểm đạt và chưa đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong bài làm. - Củng cố thêm tri thức và kĩ năng viết bài nghị luận văn học.

B- Dự kiến cách thức tiến hành trả bài: - Gv phát bài cho hs.

- Cùng phân tích, lập dàn ý & sửa.

C- Tiến trình trả bài:

I- Đề bài:

Cảm nhận của anh ( chị ) về hình tượng nhân vật Tnu trong tác phẩm “ Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

Một phần của tài liệu giao-an12-chuanKTKN-HK1 (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w