1) Hướng dẫn tự học:
- Tìm và phân loại các bài thơ học trong chương trình 12 theo các thể thơ.
- Thơ hiện đại rất tự do, linh hoạt về số câu, số tiếng ở mỗi dòng, về gieo vần, ngắt nhip,… vẫn có điểm khác với văn xuôi. Phân tích sự khác biệt đó.
2) Dặn dò: Học bài cũ. Chuẩn bị trả bài số 02
--- Tiết 24
Làm văn Ngày soạn: 10 - 10 - 2010 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 02
A- Mục tiêu : giúp hs.
- Nhận thức rõ những ưu điểm và nhược điểm về kiến thức, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội bàn về một hiện tượng đời sống.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi bài làm văn. - Nâng cao thêm ý thức rèn luyện đạo đức để có thái độ, hành động đúng đắn. B- Dự kiến phương thức trả bài:
- Gv phát bài cho hs.
- Cùng nhau tìm hiểu và sửa bài. C- Tiến trình trả bài:
1- Đề bài: Suy nghĩ của bản thân về hiện tượng bạo lực học đường đang gia tăng. 2- Tìm hiểu đề:
- Loại đề: nghị luận về một hiện tượng xã hội. - Yêu cầu về nội dung: Cần làm rõ 2 ý:
+ Suy nghĩ của tuổi trẻ học đường về vấn nạn “ Bạo lực học đường đang gia tăng” hiện nay. + Hành động của tuổi trẻ học đường để làm giảm thiểu vấn nạn trên.
+ Cần có chương trình hành động cụ thể cho bản thân. - Thao tác: phân tích, chứng minh & bình luận.
3- Lập dàn ý: Theo gợi ý của gv, hs tự lập lại dàn ý phù hợp cho đề văn đã làm. ( chú ý hệ thống luận điểm ở phần thân bài )
4- Nhận xét, đánh giá bài viết của hs:
- Có vài bài viết rất tốt, nhất là nêu bật hiện tượng bạo lực học đường càng ngày càng cao trong quá trình học tập và trong sinh hoạt của tuổi trẻ .Có bố cụ rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Diễn đạt trôi chảy.
- Vẫn còn nhiều bài viết vẫn chưa có luận điểm rõ ràng. Phần thân bài chỉ có một đoạn. Diễn đạt còn rườm chưa có sự sáng tạo trong cách viết và diễn đạt.
5- Sửa lỗi:
- Gv dẫn ra các lỗi trong bài viết của hs: + Lỗi diễn đạt.
+ Lỗi dùng từ. + Lỗi chính tả. + Lỗi bố cục.
- Gv gọi hs tự sửa để nhớ & rút kinh nghiệm. 6- Trả bài:
- Gv chọn 01 bài khá, 10 bài yếu.
- Cho hs đọc to trước lớp để các em tự học hỏi và rút kinh nghiệm. D- Dặn dò: Soạn “ Việt Bắc” - Tố Hữu
---
Tiết 25, 26
Đọc văn Ngày soạn: 13 - 10 - 2010
VIỆT BẮC Tố Hữu Tố Hữu
A- Mức độ cần đạt:
- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với VB, với nhân dân, đất nước.
- Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
B-Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1- Kiến thức:
- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến ; về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian dân tộc.
2- Kĩ năng:
- Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
C- Tiến trình lên lớp: 1- Ổn định:
- Kiểm tra số hs.
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.
2- Kiểm tra bài cũ:
- Ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng đã thể hiện đậm nét như thể nào trong đoạn: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa. ... Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”?
- Cảm hứng bi tráng trong xây dựng chân dung những chiến binh Tây Tiến? 3- Tổ chức giờ học:
Phương pháp Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét
vê tác phẩm.
Gv khái quát vài ý về thơ cách mạng của Tố Hữu. - Hoàn cảnh sáng tác? - Xuất xứ? - Giá trị của tác phẩm? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu:
Bước 1:Tìm hiểu ân tình thuỷ chung của người đi kẻ ở:
- Ân tình thuỷ chung đó được thể hiện như thế nào trong đoạn đầu?
- Qua từ ngữ, hình ảnh nào? - Tâm trạng người đi? Sử dụng nghệ thuật gì?
- Tâm trạng người ở lại? Nói lên tâm trạng của người VB?
I- Tiểu dẫn:
- “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học VN thời kháng Pháp.
- Hoàn cảnh sáng tác: ( sgk )
- Vị trí đoạn trích: Phần đầu + phần I ( Nói về những kỉ niệm kháng chiến )
- Kết cấu và giọng điệu:
+ Kết cấu:* Xét bề ngoài: kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao dân ca.
* Xét bên trong: Lời độc thoại của tâm trạng.
+ Giọng điệu: ngọt ngào, êm ái, nhịp nhàng mang cảm xúc lưu luyến, phân li.
II- Đọc hiểu:
1- Ân tình thuỷ chung của người đi kẻ ở:
a- Tâm trạng của người đi kẻ ở lúc chia tay :
- Cách xưng hô: minh - ta → tha thiết, đầy nghĩa tình gắn bó sâu nặng.
- Từ ngữ: bâng khuâng, tha thiết, bồn chồn → tình cảm bịn rịn, lưu luyến của hai người đã từng gắn bó bền chặt.
b- Lời người Việt Bắc:
- Người ở lại: nghẹn ngào, bịn rịn trong buổi chia tay. - Lên tiếng trước:
+ Gợi nhắc những kỉ nịêm gắn bó.
+ Khắc khoải, băn khoăn: người về có nhớ, có thuỷ chung với Việt Bắc.
+ Thổ lộ tâm trạng thương mến, gắn bó với cách mạng, với đất nước.
Gv cho hs thảo luận trả lời.
TIẾT 02
Bước 2: Tìm hiểu tình cảm của người về xuôi.
- Để xoá tan khắc khoải của người ở lại, người ra đi đã làm thế nào?
- Phân tích hình ảnh Việt Bắc được tái hiện trong kỉ niệm và nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến?
- Câu 25 đến 52 thì những hình ảnh nào của thiên nhiên Việt Bắc được tái hiện như thế nào?
+ Trong không gian, thời gian nào?
+ Tình cảm của tác giả?
- Em nhận xét gì về bút pháp, giọng thơ, nhịp điệu của đoạn này?
Gv cho hs thảo luận trả lời.
Bước 3: Hướng dẫn tìm hiểu tính dân tộc của bài thơ.
Phân tích tính dân tộc trong nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ?
→ Người VB tha thiết với cách mạng, với kháng chiến. Mượn lời quê hương cách mạng nói với người về xuôi thể hiện niềm tin sâu sắc của mình.
c- Tình cảm của người về xuôi:
- Khẳng định: sau trước đinh ninh “ Nhớ như nhớ người yêu” → khẳng định bằng nỗi nhớ ngập tràn da diết.
- Kỉ niệm hiện về qua nỗi nhớ da diết:
+KhungcảnhVB:
◦ Với những hình ảnh gợi cảm: bếp lửa nhà sàn, nắng chiều lưng nương, rừng nứa, bờ tre,...
◦ Những âm thanh quen thuộc và đầy sức sống: tiếng ve, tiếng chày nện cối, tiếng suối xa,...
◦ Những tình cảm quân dân ấm áp: lớp học i tờ, đuốc sáng mhững giờ liên hoan,...
+ Con người VB:
◦ Nghèo khó, cơ cực, gian khổ, hy sinh mà sâu nặng ân tình: Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng, người mẹ nắng cháy lưng,...
◦ Hiền hoà, đầy sức sống: nắng ánh dao gài thắt lưng, cô em đan nón chuốt từng sợi giang, em gái hái măng một mình, tiếng hát ân tình thuỷ chung,...
+Thiên nhiên VB:
◦ Đông: hoa chuối đỏ tươi. ◦ Xuân: mơ nở trắng rừng. ◦ Hạ: rừng phách đổ vàng. ◦ Thu: ánh trăng dịu mát.
→ Cảnh tươi tắn, rực rỡ đầy sức sống - biến đổi kì ảo theo mùa ngập tràn màu sắc tươi đẹp.
+ VB những ngày chiến đấu & chiến thắng: Núi rừng - con người VB cùng nhân dân cả nước đánh giặc.
◦ Những địa danh, những chiến công không thể quên. ◦ Những hình ảnh đẹp, mãnh liệt với những điệp từ, những hình ảnh thậm xưng, nhịp thơ sôi nổi.
→ Tái hiện khí thế chiến đấu và chiến thắng của dân tộc. + VB quan hệ với cách mạng:
◦ Là đầu não của cuộc kháng chiến.
◦ VB có Bác Hồ, là chỗ dựa cho nhân dân cả nước.
◦ Là nơi hội tụ tình cảm,sức mạnh, khát vọng của tất cả mọi người VN yêu nước.
2- Tính dân tộc của bài thơ:
- Thể điệu lục bát em đềm, sâu lắng. - Cách xưng hô mình - ta đầy nghĩa tình.
- Kết cấu: đối đáp giao duyên của hai nhân vật trữ tình. - Nội dung: ân tình thuỷ chung cách mạng.
→ Tính dân tộc toát lên từ hình thức đến nội dung tác phẩm.
III- Kết luận:
-VB là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ, phẩm chất thơ Tố Hữu. -Nghĩa tình cách mạng được diễn tả bằng tình cảm say mê nồng nhiệt với những rung động chân thành của trái tim.
Hoạt động 3: Gv giúp hs khái quát lại giá trị của đoạn trích.
-Giọng thơ tâm tình ngọt ngào. - Bài thơ đậm tính dân tộc.
→ VB là khúc tình ca về lòng son sắc của người cách mạng và cũng là bản anh hùng ca mà cội nguồn sâu xa nhất là tình yêu đất nước thiết tha, sâu đậm.
D- Củng cố, dặn dò:
1) Hướng dẫn tự học:
- Tìm đọc toàn bộ bài thơ Việt Bắc. - Chọn bình giảng một đoạn trong bài thơ.
- Phân tích giá trị biểu cảm trong cách xưng hô mình – ta trong bài thơ. 2) Dặn dò: Soạn “ Phát biểu theo chủ đề”
---
Tiết 27
Làm văn Ngày soạn: 15 - 10 - 2010 PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
A- Mức độ cần đạt:
- Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề;
- Có kĩ năng trình bày ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề được nói tới.
B- Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1- Kiến thức:
- Khái quát về phát biểu chủ đề.
- Những yêu cầu và các bước chuẩn bị phát biểu theo chủ đề. 2- Kĩ năng:
- Biết chuẩn bị nội dung, xây dựng đề cương để trình bày vấn đề theo chủ đề cáo sức thuyết phục. - Biết trình bày vấn đề với thái độ , cử chỉ đúng mực, lịch sự; biết điều chỉnh giọng phù hợp với nội dung và cảm xúc.
C- Tiến trình lên lớp: 1- Ổn định:
- Kiểm tra số hs.
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp. 2- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tâm trạng của người đi kẻ ở lúc chia tay & tình cảm của người ở lại? - Tình cảm của người về xuôi được thể hiện như thế nào?
Phương pháp Nội dung bài học
Hoạt động 1: Chuẩn bị phát biểu
- Xác định vấn đề cần phát biểu: + Gv cho hs đọc chủ đề của cuộc hội
thảo.
+ Chủ đề cuộc hội thảo trên gồm những nội dung nào?
+ Em chọn nội dung nào để phát biểu?
- Dự kiến đề cương phát biểu: Hs tự triển khai nội dung phát biểu, sắp xếp nội dung thành đề cương.
Ngoài việc chuẩn bị đề cương, cần phải làm gì để phát biểu một cách chủ động, hiệu quả?
Hoạt động 2: Phát biểu ý kiến
-Gv chỉ định hoặc cho hs xung phong phát biểu ý kiến của mình.
- Tập thể lớp nhận xét, bổ sung cho ý kiến phát biểu.
- Thảo luận tập thể để rút ra cách phát biểu theo chủ đề được nêu ở phần ghi nhớ ở sgk.