Bài tập 1:
- Tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b, c, d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích. Chúng xen vào trong câu để ghi chú thêm một thông tin nào đó.
- Các bộ phận đều được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặt đơn hoặc dấu gạch ngang.
- Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Hơn nữa, chíng còn bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết. Những phần chêm xen đó có vai trò có vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái của câu ( thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng mà các thành phần khác biểu hiện ).
Bài tập 2:Tham khảo đoạn văn sau:
Nhà thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của văn học cách mạng VN hiện đại, đã viết bài thơ “ Việt Bắc” vào những ngày rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Bài thơ thấm đậm cảm xúc lưu luyến và tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Việt Bắc, nơi đã nuôi dưỡng cán bộ và quân đội cách mạng trong suốt chín năm trường kì kháng chiến. Bài thơ là một thi pơhẩm đặc sắc của thơ ca cách mạng Vn.
Phân tích:
- Thành phần chêm xen được in đậm.
- Tác dụng: Cung cấp thêm thông tin cần thiết về nhà thơ và địa danh Việt Bắc ở phương diện đang đề cập đến trong đoạn văn.
D- Củng cố & dặn dò: 1- Hướng dẫn tự học:
- Tìm thêm dữ liệu về các phép tu từ cú pháp trong các văn bản văn học trong sgk.
- so sánh phép lặp cú pháp với phép điệp âm, vần hay thanh, điệp từ ngữ để thấy sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
2- Dặn dò: Soạn “ Sóng” - Xuân Quỳnh.
---
Tiết 37, 38
Đọc văn Ngày soạn: 08 - 11 - 2010
SÓNG
Xuân Quỳnh A- Mức độ cần đạt:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu chung thuỷ, bất diệt.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ.
B- Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
1- Kiến thức:
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.
- Đặc sắc trong xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ sôi nổi, nồng nàn, nhiều suy tư trăn trở. 2- Kĩ năng:
- Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
C- Tiến trình lên lớp:
1- Ổn định:
- Kiểm tra số hs.
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Tổ chức giờ dạy:
Phương pháp Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần
- Gv cho hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk, nêu vài nét về XQ. - Tìm hiểu về “ Sóng” : xuất xứ, thời điểm ra đời của bài thơ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu:
Bước 1: Tìm hiểu ý nghĩa hình tượng “ Sóng”:
Sóng là hiện tượng tự nhiên - khi đi vào thơ, Sóng có ý nghĩa như thế nào?
TIẾT 02
Bước 2: Tìm hiểu qui luật muôn đời: sóng - tình yêu.
- Khổ 1: mượn hình tượng sóng nhà thơ giãi bày những trăn trở gì trong trái tim mình? - Những hình ảnh đối lập có ý nghĩa gì? “ Sóng tìm ra tận bể” thể hiện khát vọng gì của tình yêu?
- Khổ 2 cho ta những cảm nhận gì về bản chất của con người trong tình yêu?
Bước 3: Tìm hiểu sóng - những biểu hiện của tình yêu: - Tình yêu luôn đồng hành với những trạng thái gì của lòng người?
- Nghệ thuật gì được sử dụng trong khổ thơ này?
- Em nghĩ gì về sự giãi bày tình yêu và nỗi nhớ của Xuân Quỳnh?
- Nghệ sĩ nổi tiếng - nhà thơ xuất sắc.
- Phong cách nghệ thuật: thơ trữ tình dồi dào cảm xúc.
2- Tác phẩm:
- Sáng tác 1976, trích “ Hoa dọc chiến hào” - Tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh.
II- Đọc hiểu:
1- Hình tượng “ Sóng”:
- Sóng:
+ Hiện tượng tự nhiên.
+ Là một biểu tượng ẩn dụ cho khát vọng, tình cảm của người phụ nữ.
- Sóng và em: hai hình ảnh song trùng.
+ Em hoà nhập vào sóng, mượn sóng diễn tả cảm xúc sâu kín của lòng mình.
+ Em phân thân, soi mình vào sóng để hiểu mình hơn.
- Thể thơ năm chữ → Tạo âm điệu vỗ nhịp của sóng: nghệ thuật sống động, gợi cảm.
2- Sóng - tình yêu: qui luật muôn đời.
- Có nhiều sắc thái, nhiều nét đối cực:
dữ dội, ồn ào >< dịu êm, lặng lẽ → những biến động khác thường của tình yêu.
- Bản chất của tình yêu, ai cũng mong khám phá và tìm hiểu “ Sóng tìm ra tận bể”.
- Không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp mà vươn tới cái lớn lao, đồng điệu với mình → hành trình của tình yêu - tình yêu đất nước.
- Con người ở mọi thời đại đều khao khát hướng về tình yêu → là bản chất của con người trong tình yêu.
→ Sóng của Đại dương & sóng trong lòng người luôn dạt dào, sôi nổi, lắng sâu tồn tại vĩnh cửu.
3- Sóng - những biểu hiện của tình yêu: a- Nỗi băn khoăn:
- Sự hình thành của tình yêu: Bđ bđ
+Sóng → gió → từ đâu │ Em không biết +Anh & em: khi nào yêu nhau │ nữa
→ tình yêu vốn không theo qui luật của lí trí, không phụ thuộc vào lí do, điều kiện gì: tình yêu chân thực chỉ có thể nhận ra khi ta đã yêu rồi.
→ là tình yêu trong sáng & bền vững.
b- Nỗi nhớ:
- Sóng: dưới lòng sâu, trên mặt nước, ngày và đêm: Nhớ bờ không ngủ được → nghệ thuật nhân hoá.
- Em nhớ anh: trong mơ còn thức → nỗi nhớ triền miên - mênh mông - vô hạn, khắc khoải trong thời gian, mọi lúc mọi nơi, trong ý thức cũng như trong tiềm thức .
→ Nỗi nhớ lúc đắm sâu - lúc nồng nàn, lúc âm ỉ, lúc trào dâng.
c- Niềm tin:
Bước 4: Tìm hiểu Sóng - khát vọng tình yêu vĩnh hằng.
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn tổng kết.
Em cũng hướng về anh như sóng hướng về bờ ( dù muôn vời cách trở ).
- Thể hiện niềm tin mãnh liệt: tình yêu chung thuỷ sẽ vượt qua mọi thử thách đời thường.
4- Sóng - khát vọng tình yêu vĩnh hằng.
- Không gian và thời gian vô hạn: năm tháng đi qua, mây bay về xa >< cuộc đời: hữu hạn ( nỗi âu lo ).
- Ước mong: được tan ra + sẻ chia, hoà hợp.
+ có được tình yêu lớn hoà trong tình yêu cuộc đời vững bền và mãi mãi.
III- Kết luận:
- Bài thơ tình trong sáng, thuỷ chung, hồn nhiên, chân thành, tha thiết trong khát vọng đời thường.
- Bài thơ như một đoá hoa nở trong bão táp, góp thêm cho thơ chống Mĩ một vẻ đẹp lãng mạn.
D- Củng cố & dặn dò:
1- Hướng dẫn tự học:
- Tìm những bài thơ sử dụng hình ảnh sóng và biển để diễn tả tình yêu.
- Bài thơ được kết câu theo cách triển khai hai hình tượng sóng đôi là sóng và em. Hãy nhận xét về ý nghĩa và hiệu quả của cách kết cấu ấy.
2- Dặn dò: Soạn “ Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận”
--- Tiết 39
Làm văn Ngày soạn: 10 - 11 - 2010 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU
ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mức độ cần đạt:
- Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
- Biết cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một đoạn vă, bài văn nghị luận B- Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
1- Kiến thức:
- Yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
- Cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
2- Kĩ năng:
- Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản.
- Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng đời sống, về một tác phẩm văn học và về một ý kiến bàn về văn học. C- Tiến trình lên lớp:
1- Ổn định:
- Kiểm tra số hs.
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.
2- Kiểm tra bài cũ:
- Ý nghĩa hình tượng “ Sóng” ?
- Sóng - những biểu hiện của tình yêu? 3- Tổ chức giờ dạy:
Phương pháp Nội dung bài học
Hoạt động 1: Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt: tự sự,