Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, miêu tả trong văn nghị luận.

Một phần của tài liệu giao-an12-chuanKTKN-HK1 (Trang 62)

luận.

Bước 1: Ôn tập lí thuyết.

- Thế nào là phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm?

- Vì sao trong bài hoặc đoạn văn nghị luận cần vận dụng các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm?

- Cần chú ý những điều gì khi vận dụng các phương thức biểu đạt đó?

Bước 2: Thực hành.

- Gọi hs đọc bài tập.

- Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi. - Hs thảo luận các câu hỏi sau: + Hãy tìm những từ ngữ, những câu cảm thán biểu lộ tình cảm của tác giả trong đoạn văn trên?

+ Việc đưa những từ ngữ biểu cảm, những câu cảm thán vào đoạn văn trên có tác dụng gì? Nếu sử dụng những từ ngữ khác tương đương hay những câu văn bình thường sẽ có sự khác biệt ra sao? Nêu ví dụ?

\

Hoạt động 2: Luyện tập vận dụng phương thức biểu đạt thuyết minh

Hoạt động 2: Luyện tập vận dụng phương thức biểu đạt thuyết minh biểu cảm, miêu tả trong văn nghị luận.

1- Ôn tập lí thuyết:

- Khi vận dụng phương thức biểu đạt biểu cảm trong văn nghị luận sẽ tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người đọc, người nghe làm cho bài văn có hiệu quả hơn.

- Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn→ có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

- Yêu cầu:

+ Chú ý mục đích, nội dung nghị luận + Chú ý đến hiệu quả và mạch nghị luận.

+ Các yếu tố miêu tả, tự sự được đưa vào bài văn nghị luận để làm những luận cứ phải phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm và không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.

2- Bài tập:

- Những từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán trong đoạn văn:

“nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức!”, “… là một con số không”, “Thế thì…làm gì?”, “Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả”, “Chìm ngập”, “Những thanh niên…mà thôi!”, “Thanh niên già cỗi”, “Hỡi Đông Dương đáng thương hại!”, “Người”…

- Từ những từ ngữ, những câu cảm thán trên ta thấy rõ được tình cảm chân thành và thái độ của Nguyễn Ái Quốc trước những thanh niên thiếu ý thức lao động. Đó là một tình cảm đau xót và lo lắng cho kinh tế, vận mệnh tương lai của dân tộc, là thái độ phê phán đối với những thanh niên trên.

Nếu thay thế những từ ngữ, những câu cảm thán trên bằng những từ ngữ tương đương câu bình thường thì chúng ta thấy đoạn văn là một sự phản ánh khách quan đơn thuần mà không thấy bóng dáng, tình cảm của người viết, khó thu hút và gây được sự đồng tình của người đọc.

Một phần của tài liệu giao-an12-chuanKTKN-HK1 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w