Dự kiến cách thức tiến hành giảng dạy:

Một phần của tài liệu giao-an12-chuanKTKN-HK1 (Trang 86 - 89)

- Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng Lor – ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh

B- Dự kiến cách thức tiến hành giảng dạy:

- Phương pháp thuyết minh, gợi vấn đề. - Phương pháp phát vấn - đàm thoại. C- Tiến trình lên lớp:

1- Ổn định:

- Kiểm tra số học sinh. - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.

2- Kiểm tra bài cũ:

3- Tổ chức giờ dạy:

Phương pháp Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu phần tiểu dẫn.

Gv cho hs đọc phần tiểu dẫn và phát hiện vài nét về:

- Vài nét về tác giả Tô Hoài, một số tác phẩm tiêu biểu của ông? - Tập truyện “ Tây Bắc”?

- Tóm tắt tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”?

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu. Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu Mị và A Phủ trong những ngày tự do. - Hãy chứng minh Mị và A Phủ đã có những tháng ngày tươi đẹp? - Đâu là dấu hiệu cho thấy những tháng ngày tươi đẹp sẽ trôi nhanh? - Đâu là điểm chung trong số phận của Mị và A Phủ?

TIẾT 02

Bước 2: Tìm hiểu số phận Mị và A Phủ trong những ngày nô lệ.

- Vì sao từ những con người tự do, Mị và A Phủ trở thành nô lệ cho nhà thống lí Phá Tra?

- Mị và A Phủ đã sống như thế nào trong những ngày nô lệ ấy?

Gv cho hs đọc sgk, phát hiện và chứng minh bằng các chi tiết cụ thể trong tác phẩm.

I- Tiểu dẫn:

1- Tác giả: ( sgk )

2- Tác phẩm:

- Được trích từ tâp “ Tây Bắc”.Gồm ba truyện ngắn và là kết quả của tám tháng cùng bộ đội tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc. - Tóm tắt tác phẩm: sgk II- Đọc hiểu: 1- Hình tượng Mị và A Phủ: a) Những ngày tự do: Mị A Phủ - Trẻ trung, xinh đẹp, thổi

sáo giỏi, nhiều chàng trai say mê.

- Đã yêu và có người yêu. - Cần cù, thiết tha, yêu đời - Bố mẹ nghèo→ món nợ suốt đời không trả nổi.

- Khoẻ mạnh, tháo vát, gan dạ, nhiều cô gái mê.

- Khát khao hạnh phúc và được yêu thương

→ đi tìm người yêu.

- Mồ côi không lấy nổi vợ vì nghèo.

→Hai con người trẻ trung, khoẻ mạnh, yêu đời, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng cái nghèo đã không cho họ sống cuộc đời như họ mong ước.

b) Những ngày nô lệ:

Mị A Phủ

- Bị A Sử bắt , cúng ma, làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí → nô lệ vĩnh viễn cho cường quyền và thần quyền. - Bắt đầu cuộc sống tủi nhục, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần:

+ Bị bóc lột cùng cực.

+ Tuổi trẻ, nhan sắc bị vùi dập, tước đoạt.

+ Sức sống bị đè nén đến thành vô cảm, tê liệt cả ý thức làm người→ Mị sống trong bóng tối, không còn ý niệm thời gian, không có ý thức về cuộc

- Đánh A Sử → trở thành đứa ở phạt vạ. - Bị bóc lột tàn bạo, bị hành hạ dã man.

- Phải chăng tâm hồn Mị đã thực sự chết cứng?

Nhà văn đã phát hiện trong đáy sâu trong tâm hồn Mị còn le lói điều gì?

Hành động nào chứng tỏ Mị đã từng phản kháng, không cam chịu kiếp sống nô lệ?

- Còn sức phản kháng của A Phủ thể hiện như thế nào?

Bước 3: Sự vùng dậy của Mị và A Phủ.

Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói: - Ban đầu thái độ của Mị như thế nào?

- Vì sao, động cơ nào khiến Mị vượt qua sự sợ hãi để cứu A Phủ?

* Ý nghĩa của hành động Mị cởi trói cho A Phủ?

sống, lãng quên dĩ vãng: Cuộc sống không hi vọng, không mong đợi.

- Trong Mị vẫn có một sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng âm thầm mà mãnh liệt:

+ Ban đầu: khóc, trốn, toan tự tử nhưng vì thương cha Mị không đành lòng chết.

+ Tiếng sáo đêm xuân tình mùa xuân → khơi gợi sức sống âm ỉ trong lòng Mị. Vì thế Mị: • Uống rượu. • Nhớ tới quá khứ ( ý thức tình yêu trở lại ). • Nghĩ đến cái chết ( Ý thức phản kháng ).

• Muốn được đi chơi.

• Bị trói song vẫn chơi vơi, nhớ tiếng sáo → vùng bước đi.

- Sức mạnh phản kháng: + Đã từng đánh A Sử. + Bị trói, nhay đứt hai vòng dây mây → muốn trốn thoát.

► Bằng sức sống tiềm tàng, Mị và A Phủ chưa muốn gục ngã trước số phận nhưng vẫn chưa đủ sức thoát khỏi sự ràng buộc của kiếp đời nô lệ.

→ Mị rơi vào trạng thái vô cảm trầm trọng hơn. c) Vùng dậy:

Mị A Phủ

- Lúc đầu: chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, Mị thản nhiên, lạnh lùng, hoàn toàn vô cảm.

- Sau thấy hai dòng nước mắt của A Phủ:

+ Mị nhớ lại mình. + Đồng cảm với A Phủ. + Căm giận kẻ độc ác.

+ Chấp nhận chết để cứu A Phủ → cắt dây cởi trói cho A Phủ. → Mị vùng dậy chạy theo.

- Nhay đứt hai vòng dây mây nhưng không được.

- Bất lực → A Phủ vốn cứng rắn đã phải rơi nước mắt → nước mắt của niềm khao khát tự do.

- Quật sức vùng dậy chạy.

► Ý thức trở về, Mị cắt dây trói cho A Phủ cũng là tự cắt dây trói buộc mình. Khát vọng tự do, quyền sống của con người đã tạo cho Mị & A Phủ sức mạnh để vùng dậy từ bóng tối và nước mắt.

2- Nghệ thuật:

- Nghệ thuật kể chuyện : dựng cảnh, tạo tình huống. - Nghệ thuật miêu tả và phát triển tâm lí nhân vật.

- Miêu tả thành công cảnh sinh hoạt và phong tục miền núi Tây Bắc.

III- Chủ đề:

- Lòng khao khát tự do đã đẩy người dân miền núi Tây Bắc đến với con đường vùng dậy để thoát khỏi kiếp đời

nô lệ, tủi nhục dưới sự thống trị của phong kiến miền núi. - Tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cũng như tình cảm của nhà văn dành cho đất nước, con người Tây Bắc.

D- Củng cố & dặn dò:

- GV yêu cầu hs nêu tóm tắt giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Nghệ thuật đặc sắc của thiên truyện.

- Chuẩn bị: Bài viết số 05 ( Nghị luận văn học)

---

Tiết 57,58

Làm văn Ngày soạn: 08 - 01 - 2010 BÀI VIẾT SỐ 05

A- Mục tiêu: giúp hs.

- Viết được bài nghị luận văn học thể hiện ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục.

B- Đề bài:

1- Câu 1: ( 2 điểm )

Ý nghĩa nhan đề “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường?

2- Câu 2: ( 8 điểm ): Hình tượng con sông Hương trong tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Một phần của tài liệu giao-an12-chuanKTKN-HK1 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w