RỪNG XÀ NU

Một phần của tài liệu giao-an12-chuanKTKN-HK1 (Trang 97 - 108)

C- Tiến trình dạy học:

RỪNG XÀ NU

Nguyễn Trung Thành

A- Mục tiêu: giúp hs.

- Nắm được tư tưởng cơ bản mà tác giả gửi gắm qua hình tượng của tác phẩm: sự lựa chọn con đường đi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù.

- Thấy được vẻ đẹp sử thi và nét đặc sắc Tây Nguyên,ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong hoàn cảnh chiến đấu chống mĩ cứu nước lúc bấy giờ và trong thời đại ngày nay.

B- Dự kiến cách thức tiến hành giảng dạy:

- Phương pháp thuyết giảng.

- Phương pháp đàm thoại, đặt vấn đề, gợi mở.

C- Tiến trình dạy học:

1- Ổn định:

- Kiểm tra số hs.

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.

2- Kiểm tra bài cũ: 3- Tổ chức giờ dạy:

Phương pháp Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu phần tiểu dẫn.

- Gv cho hs đọc phần tiểu dẫn. - Gọi hs nêu vài nét về Nguyễn Trung Thành?

- Gv cho hs tiếp tục dựa vào phần tiểu dẫn để tìm hiểu về tác phẩm: + Hoàn cảnh sáng tác? + Bố cục tác phẩm? + Nội dung? + Tóm tắt tác phẩm? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu.

Bước 1: Phân tích hình tượng RXN.

- Truyện mở đầu & kết thúc bằng hình ảnh RXN. Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của biểu tượng đó? - Phân tích chi tiết “ RXN ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng”?

TIẾT 02

Bước 2: Tìm hiểu những con người

I - Tiểu dẫn:

1- Tác giả: ( sgk ) 2- Tác phẩm:

- Truyện được viết vào mùa hè 1965 khi mĩ đổ quân ào ạt vào miền Nam ( Chu Lai ).

- Nội dung: là bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Nguyên qua hai cuộc chiến kì diệu của dân tộc.

Gồm hai câu chuyện đan cài vào nhau: truyện về cuộc đời Tnú & cuộc nổi dậy của dân làng Xôman.

II- Đọc hiểu:

1- Hình tượng rừng Xànu:

- RXN đau thương: huỷ diệt, tàn phá khốc liệt của chiến tranh.

- RXN bất khuất: sinh sôi nảy nở khoẻ, vết thương chóng lành...→ sức sống dữ dội, mãnh liệt, bất khuất.

- RXN có mặt trong đời sống của con người: + Ưỡn tấm ngực lớn che chở cho dân làng. + Lửa XN, khói XN, đuốc XN,...

+ Tham dự vào các sự kiện quan trọng trong cuộc sống của dân làng Xôman.

+ Ngọn đuốc XN cháy trong tay cụ Mết, ở mười đầu ngón tay Tnú khi bị giặc bắt và soi rõ xác mười lính giặc trong nhà Ưng.

* Cây XN cứng cỏi, rừng XN bạt ngàn là một phần của đời sống Tây Nguyên, mang đặc trưng Tây Nguyên.

2- Những người con của núi rừng Tây Nguyên:

của núi rừng Tây Nguyên.

-Nhân vật cụ Mết qua hình dáng, tính cách ... cho em hình dung một con người như thế nào?

Cụ Mết tượng trưng gì cho hình ảnh Tây Nguyên?

Câu nói nào của cụ Mết như chân lí của thời đại?

- Phân tích nhân vật Tnú lúc thời thơ ấu và khi bị địch bắt?

Tấm lòng Tnú đối với Đảng, dân làng? Chú ý đôi bàn tay của Tnú

- Nhân vật Dít gây ấn tượng trong buổi đầu là gì?

Dít còn nhỏ nhưng đã thể hiện được phẩm chất và tình cảm gì? Chi tiết nào?

- Những chi tiết nào tác giả dùng để miêu tả cậu bé Heng?

Cậu bé nổi bật với tính cách gì? * Nhận xét về các thế hệ nối tiếp của dân làng Xôman?

- Theo em tác phẩm có những thành công nghệ thuật nào?

- Hình dáng quắc thước, mắt sáng xếch ngược, ngực căng như một cây XN lớn.→ cứng cỏi, mạnh mẽ.

- Giọng ồ ồ, vang vọng: mang âm hưởng núi rừng.

- Tính cách: trầm tĩnh, sáng suốt: là linh hồn của dân làng Xôman của dân tộc Strá.

→ Cụ Mết tượng trưng cho truyền thống, là chỗ dựa tinh thần cho các thế hệ con cháu.

b) Tnú - người con ưu tú của dân làng Xôman: - Từ nhỏ: gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực.

- Gắn bó trung thành với cách mạng, dân tộc & được bộc lộ qua thử thách.

- Có tình yêu đẹp, gắn bó từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành song chụi nhiều mất mát bởi tội ác của kẻ thù.

- Hình ảnh bàn tay Tnú:

+ trung thực, tình nghĩa, chứng tích đầy căm hận về sự dã man của kẻ thù.

+Bàn tay căm thù, quật khởi. - Có tinh thần kỉ luật cao.

- Có tình yêu Đảng, dân làng, đất nước. c) Dít: Là hậu thân của Mai.

- Từ nhỏ: gan góc, cứng cỏi trước kẻ thù. Đôi mắt to trong suốt, giàu tình cảm yêu thương & vững vàng trước những mất mát đau thương.

- Là hình ảnh thế hệ trưởng thành nhanh chóng trong cuộc chiến đấu.

- Thái độ nghiêm túc, giàu tình cảm.

- Có uy tín và sức mạnh của người lãnh đạo.

* Dít cùng Tnú là lực lượng chủ chốt của cuộc đấu tranh chống Mĩ, là sự tiếp nối tự giác và quyết liệt của các thế hệ đi trước.

d) Bé Heng:

- Nhanh nhẹn, hiểu biết.

- Tự tin và tự hào về cuộc chiến đấu của dân tộc. - Có tư thế của một người lính thực sự.

→ Là hình ảnh tươi mát, sống động, đáng tin cậy của tương lai.

* Tất cả là những người con ưu tú, tiêu biểu cho các thế hệ nhân dân TN; là quá khứ, hiện tại, tương lai nối tiếp nhau trưởng thành. Chiến đấu ngoan cường chống kẻ thù xâm lược như RXN không bao giờ bị tiêu diệt bởi bom đạn của kẻ thù.

3- Thành công nghệ thuật:

- Kết cấu đan cài quá khứ và hiện tại, lặp vòng hình ảnh RXN ở đầu và cuối tác phẩm.→ Gây ấn tượng về sức sống mãnh liệt - sự nối kết lich sử các thế hệ.

- Ngôn ngữ sống động.

- Mang âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

III- Kết luận:

bạo của kẻ thù. Sức mạnh của vũ khí là để bảo về sự sống chân chính. Đây là chân lí của một thời đại, thời đại đấu tranh chống xâm lược để bảo vệ đất nước giải phóng dân tộc.

D- Củng cố & dặn dò:

- Tính sử thi trong tác phẩm.

- Sức sống, sức chiến đấu của các thế hệ dân làng TN. - Soạn bài đọc thêm: “ Bắt sấu rừng U Minh” - Sơn Nam

---

Tiết 66

Đọc thêm Ngày soạn: 01 - 02 - 2010 BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ

Sơn Nam

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu phần tiểu dẫn.

1- Tác giả:

- Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài, quê ở tỉnh Kiên Giang. - Tham gia cách mạng từ 1945.

- Từ năm 1954 - 1975, ông làm báo, viết văn ở Sài Gòn. - Sau 1975 ông hoạt động văn nghệ ở TP Hồ Chí Minh. - Tác phẩm chính: sgk

2- Tác phẩm:

- Tác phẩm được trích từ tập “ Hương rừng Cà Mau” ( gồm 18 truyện ngắn ). - Nội dung: sgk.

Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm.

1- Thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ:

- Thiên nhiên: + Rừng tràm xanh biếc.

+ Những cây cỏ hoang dại: lau sậy, mốp, cóc kèn.

+ Ở ngọn rạch Cái Tàu có ao cá sấu “nhiều như trái mù u chín rụng”. - Con người: + Cần cù, mưu trí, gan góc, kiên cường.

+ Có sức sống mãnh liệt.

+ Đậm sâu, ân nghĩa. ( Họ thương tiếc những bà con xóm giềng bị “hùm tha bắt sấu”, họ vượt lên gian khó hiểm nguy bằng tài trí và sức mạnh của mình,...)

2- Tính cách và tài nghệ của nhân vật Năm Hên:

- Là “người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đạo”, nghe đồn đại về ao cá sấu, ông bơi xuồng đến ngọn rạch Cái Tàu với vỏn vẹn “một lọn nhan trần và một hũ rượu”:

+ Lọn nhang dùng để tưởng niệm những người đã chết

+ Hũ rượu để tăng thêm sự khôn ngoan và sức mạnh để bắt giết cá sấu.

- Ông đào sẳn đường thoát, đốt cháy sậy đế, cóc kèn, sấu bị nung nóng, cay mắt, ngộp thở bò lên bị ông đút vô miệng một khúc mốp “dính chặt hai hàm răng”, ông dùng mác xắn lưng cá sấu cắt gân đuôi, trói hai chân sau, bắt sấu về.

- Ông Năm Hên thật giàu tình thương, rất mộc mạc, khiêm nhường và cũng rất mưu trí, dũng cảm.

3-Nghệ thuật:

- Lối dẫn truyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ. - Chỉ qua vài nét, tính cách nhân vật được thể hiện rõ. - Ngôn ngữ Nam Bộ được thể hiện rõ.

@ Dặn dò: Đọc lại tác phẩm và soạn “ Những đứa con trong gia đình” - Nguyễn Thi. ---

Tiết 67,68

Đọc văn Ngày soạn: 08 - 02 - 2010 NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

Nguyễn Thi

A - Mục tiêu: giúp hs.

- Hiểu được sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Nắm đựơc nghệ thuật trần thuật, khắc học tính cách, miêu tả tâm lí và đặc điểm ngôn ngữ của tác phẩm.

B- Dự kiến cách thức tiến hành giảng dạy:

- Phương pháp thuyết giảng.

- Phương pháp đàm thoại, đặt vấn đề, gợi mở.

C- Tiến trình dạy học:

1- Ổn định:

- Kiểm tra số hs.

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.

2- Kiểm tra bài cũ:

- Thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ?

- Nghệ thuật bắt cá sấu và tính cách của ông Năm Hên?

3- Tổ chức giờ dạy:

Phương pháp Nội dung bài học

Hoạt động 1: Giới thiệu phần tiểu dẫn.

GV cho HS đọc phần tiểu dẫn trong sgk.

- Giới thiệu khái quát về tác giả.

- Hoàn cảnh sáng tác & xây dựng kết cấu truyện.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

I. Tiểu dẫn:

1. Tác giả:

- Nguyễn Thi - Nguyễn Hoàng Ca (1928 - 1968). Quê Nam Định. Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp & Mĩ.

- Tác phẩm tiêu biểu: Những đứa con trong gia đình, Người mẹ cầm súng.

- Mang đậm phong cách Nam Bộ.

2. Tác phẩm:

- Ra đời 1966 trong bối cảnh Miền Nam đang nỗ lực chống Mĩ cứu nước.

- Tóm tắt tác phẩm: sgk

Bước 1: Tìm hiểu trang sử gia đình.

- Trang sử gia đình qua dòng hồi ức của Việt có nét nào?

- Hình ảnh người mẹ, chú Năm có những nét tính cách gì.

Những người lớn trong gia đình có ý thức ntn đối với việc giáo dục truyền thống cho con cháu.

Tiết 02:

Bước 2: Tìm hiểu hình ảnh những đứa con trong gia đình

- Phân tích tính cách tâm lí của Chiến:

Chiến đã chứng tỏ vai trò của mình sau khi mẹ mất ntn?

- Trong chị Chiến có nét gì của người mẹ?

- Chiến trong tư cách là đứa con của gia đình truyền thống đã thể hiện nét đẹp tính cách gì?

- Phân tích tâm lí & tính cách của Việt.

Hãy so sánh & đưa ra nhận xét về những điểm giống nhau và khác nhau trong tính cách của Việt và Chiến?

- Qua hình ảnh của Việt và Chiến, em nhận ra điều gì?

Bước 3: Tìm hiểu vài nét về nghệ thuật trong “ Những

1. Trang sử gia đình:

Qua dòng hồi kí của Việt: hiện tại & quá khứ, mặt trận & làng quê đan xen vào nhau hiện ra. Đặc biệt là cuốn sổ gia đình do chú Năm ghi: mỗi trang mỗi dòng đều thấm nước & máu của người thân từ ông bà cha mẹ chết vì bọn giặc.

- Má Việt:

+ Người mẹ Miền Nam tần tảo, hết lòng yêu thương chồng con chịu đựng cuộc đời lam lũ.

+ Kiên cường, gan dạ trong đấu tranh.

- Chú Năm: Người lớn còn sống trong gia đình. + Vui tính, tốt bụng, nhân hậu.

+ Căm thù giặc sâu sắc.

+ Có ý thức giáo dục truyền thống gia đình cho con cháu.

=> Những đứa con trong gia đình giàu tình nghĩa, lòng yêu nước & căm thù giặc sâu sắc.

2. Hình ảnh những đứa con trong gia đình:

a) Chiến:

- 19 tuổi, quán xuyến gia đình, đảm đang, tháo vát & già dặn. + Phụ má chăm em & chăm sóc gia đình.

+ Má mất, quán xuyến công việc gia đình.

→ Khi đi chiến đấu tính toán việc nhà đâu ra đó như một người chủ gia đình.

+ Thương em, nhường nhịn, lo lắng cho em.

+ Màn hình ảnh người mẹ từ vóc dáng đến cách nói, cách sắp đặt công việc.

→ Là cô gái bản lĩnh, tình cảm gia đình sâu sắc. - Căm thù giặc, khao khát cầm súng chiến đấu.

+ Luôn nung nấu ý chí đi bộ đội & cầm súng chiến đấu trả thù cho ba má.

+ Giành phần đi trước, thể hiện quyết tâm “Giặc còn thì tau mất”.

→ Tiếp nối đức tính của người mẹ & xứ sở. b) Việt:

- Là cậu con trai mới lớn: hồn nhiên, thích giành phần hơn với chị.

- Hiếu động, trẻ con & rất thương chị.

- Là chiến sĩ dũng cảm, ngoan cường, giàu ý chí, nghị lực:

+ Quyết tâm đi bộ đội để trả thù cho ba má & tòng quân khi chưa đủ tuổi.

+ Lập công khi lần đầu ra trận.

+ Bị thương vẫn trong tư thế cầm súng chiến đấu. - Là người giàu tình cảm.

→ Việt là hình ảnh đẹp của người chiến sĩ thanh niên miền Nam trong chống Mĩ. Họ lớn lên, trưởng thành từ trong đau thương, mất mát, uất hận với lòng khao khát cầm súng chiến đấu. Là hình ảnh nhân dân miền Nam trong những ngày đồng khởi.

3- Nghệ thuật:

đứa con trong gia đình”? + Bộc lộ tính cách của Việt và Chiến. + Giới thiệu gia đình Việt.

- Phong cách Nam Bộ rõ nét: + Ngôn ngữ nhân vật.

+ Dùng từ. + Giọng văn.

III- Kết luận:

- Nguồn cội của tinh thần đấu tranh ở nhân dân miền Nam là lòng căm thù, từ sự đau thương - ý thức truyền thống & ya chí của thời đại.

- Vẻ đẹp của nhân vật là vẻ đẹp của con người Nam Bộ & rộng hơn là vẻ đẹp Việt Nam trong thời chống Mĩ.

D- Củng cố & dặn dò:

- Tính cách nhân dân miền Nam trong thời kì chống Mĩ qua hình ảnh “ Những đứa con trong gia đình”.

- Chú ý kết cấu tác phẩm. - Chuẩn bị trả bài viết số 05.

BÀI VIẾT SỐ 05

A- Đề bài:

1- Câu 1: ( 2 điểm )

Ý nghĩa nhan đề “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường?

2- Câu 2: ( 8 điểm ): Hình tượng con sông Hương trong tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

B-Đáp án và biểu điểm:

I- Đáp án:

Một phần của tài liệu giao-an12-chuanKTKN-HK1 (Trang 97 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w