3. Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng rau hoa
3.1. Triển vọng của thị trường
Nhu cầu đối với Rau – Hoa – Quả sẽ tăng theo hướng sau:
- Nhu cầu tiêu thụ quả tươi sẽ tăng nhanh, nhiều loại quả sẽ được lưu thông giữa các vùng làm phong phú thêm thị trường trong nước.
- Các loại nước giải khát từ Rau, quả sẽ được tiêu dùng ngày càng nhiều, nhất là các loại rau quả tự nhiên vì có hương vị đặc biệt và có lợi cho sức khỏe.
- Sự biến động của đời sống xã hội theo hướng công nghiệp hóa sẽ làm gia tăng các loại rau quả chế biến, được làm sạch, tiện lợi trong sử dụng. Theo dự kiến, nếu mức thu nhập bình quân đầu người tăng 5% theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, với mức tăng dân số 1,4% thì tiêu dùng đối với rau quả sẽ tăng 6,9%, đối với rau quả tươi là 4,1%.
- Xu hướng tiêu dùng hoa và cây cảnh sẽ tăng nhanh, cùng với tốc độ đô thị hóa, do vậy tốc độ phát triển các cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa và cây cảnh trong những năm tới là rất cao.
- Xu thế dùng sản phẩm sạch đối với rau, hoa, quả là tất yếu trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu của nước ta, trong điều kiện mức sống của người dân ngày càng được cải thiện.
3.2. Các giải pháp chủ yếu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đệ trình đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 – 2010 và đã được phê duyệt theo Quyết định số 182/1999/QD- TTg của chính phủ ngày 3/9/1999. Mục tiêu cơ bản là phấn đấu đưa tổng diện tích Rau quả và Hoa cây cảnh cả nước đạt 1,3 triệu ha, trong đó cây ăn quả 750 ngàn ha, rau các lọa 500 ngàn ha.
Để đưa ngành kinh doanh Rau - Hoa - Qủa phát triển cần có các giải pháp chủ yếu sau: - Thứ nhất: Nhóm giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại bao gồm: Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường trong nước. Các cơ sở sản xuất Rau - Hoa - Qủa phải
kiên trì quan điểm hướng nội, giành thị phần cao nhất trong điều kiện mở cửa và hội nhập.
Lựa chọn thị trường mục tiêu xuất khẩu; tăng cường xuất khẩu các loại Rau quả đặc sản, xây dựng thương hiệu, hình thành các vùng sản xuất Hoa và cây cảnh có chất lượng cao cho thị trường xuất khẩu.
Tăng cường xúc tiến thương mại, giới thiệu quảng bá thương hiệu Rau – Hoa cây cảnh và Quả Việt nam. Tổ chức đăng ký nhãn hiệu trái cây Việt như Bưởi Năm roi. Bưởi Phúc trạch, Bưởi Đoan Hùng, vú sữa Lò rèn, thanh long Bình thuận, vải Thanh hà, nhãn lồng Hưng yên, hoa Đà lạt v..v.
- Thứ 2: Nhóm giải pháp về tổ chức lại sản xuất. khoa học công nghệ và thông tin: Tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên canh, sản xuất tập trung chuyên môn hóa và thâm canh cao, tạo ra những vùng có khối lượng hàng hóa lớn, cung cấp ra thị trường ổn định về số lượng, đảm bảo chất lượng.
Tổ chức tốt hệ thống các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực Rau Quả, phát triển hệ thống trang trại sản xuất kinh doanh Rau Quả hoa và cây cảnh.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến tiến, áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại trong việc lai tạo giống, duy trì quỹ gen và phát triển các loại giống Rau Hoa Quả đặc sản.
Hình thành tốt ý thức sản xuất sản phẩm sạch trong toàn bộ hệ thống sản xuất nông nghiệp.
Tăng cường công tác thông tin, dự tính dự báo thị trường, cung cấp đầy đủ và cập nhật, đánh giá tình hình thị trường về cung – cầu, giá cả, mặt hàng và tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo cho người sản xuất có đủ tin cậy để có các quyết định đúng đắn về hoạt động marketing trong kinh doanh Rau – Quả. - Thứ 3: Nhóm giải pháp về chính sách.
Tăng cường đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, nâng cao tỷ lệ kinh doanh các sản phẩm Rau – Hoa – Quả trong các trung tâm thương mại lớn.
Đẩy mạnh xây dựng hệ thống bán lẻ đủ mạnh để cạnh tranh với hệ thống bán lẻ nước ngoài.
Có các chính sách và thương mại, tài chính nhằm giúp đỡ nông dân, các cá nhân và tổ chức kinh doanh Rau – Hoa – Quả, tăng khả năng cạnh tranh và bảo đảm tính bền vững.
3.3. Vai trò và sự can thiệp của Chính phủ trong hệ thống thị trường Rau – Hoa – Quả
Sự can thiệp của Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hệ thống thị trường Rau – Hoa – Quả được thể hiện tóm lược trong các vấn đề sau:
a. Phân vùng quy hoạch Rau – Hoa – Quả.
Việc phân vùng quy hoạch Rau – Hoa – Quả phải được tính đến dài hạn, ổn định và bền vững. Trên cơ sở các vùng có sẵn có lợi thế cạnh tranh, nên tính đến quy hoạch các vùng ven đô thị và các khu công nghiệp có thể hình thành trong tương lai. Quy hoạch phải đạt được các yêu cầu:
- Tạo ra vùng chuyên canh quy mô lớn để có sản phẩm hàng hóa - Đủ điều kiện để áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất. - Tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.
- Bảo đảm tính bền vững, an sinh và môi trường.
b. Chỉ đạo thực hiện việc “ Liên kết 4 nhà” trong sản xuất Rau - Hoa – Quả.
Chính phủ chỉ đạo nhà nước các cấp thực hiện tốt quyết định 80/2002/QĐ-TTG, tăng cường vai trò của nhà nước trong việc tạo ra cơ chế để thực hiện liên kết 4 nhà. Chỉ rõ vai trò và trách nhiệm của Nhà nước, Nhà Doanh nghiệp, Nhà khoa học đối với sản xuất.
Sản phẩm Rau – Hoa – Quả là một sản phẩm rất cần có sự tác động của 3 nhà.
Nhà nước ban hành các quy chế, cơ chế vận hành của thị trường Rau – Hoa – Quả. Tiến hành xúc tiến thương mại để có thị trường xuất khẩu, thành lập các sàn giao dịch về Rau – Hoa – Quả ở các vùng có lợi thế như Đà Lạt, các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số điểm ở Phía Bắc. Đầu tư và có các dự án nghiên cứu về hoàn thiện sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm Rau – Hoa – Quả.
Các doanh nghiệp là nơi thực hiện quyết định 80 của Chính phủ về việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.
Câu hỏi thảo luận.
1. Vị trí của ngành sản xuất – kinh doanh Rau Hoa Quả trong sản xuất nông nghiệp.
2. Đặc điểm khác biệt của kinh doanh Rau Hoa Quả trên thị trường. 114
3. Các giải pháp về kỹ thuật, kinh tế xã hội nhằm đẩy mạnh kinh doanh Rau Hoa Quả.
BÀI I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MARKETING, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ MỤC
TIÊU CỦA MARKETING...2
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MARKETING...2
1.1 . Nhu cầu (demands)...2
1.2 Mong muốn (Wants)...3
1.3 Yêu cầu (Needs) (Nhu cầu có khả năng thanh toán)...3
1.4 Hàng hóa, Hàng hóa và dịch vụ...3
1.5 Trao đổi ( Exchanges)...4
1.6 Giao dịch (Transactions)...4
1.7 Thị trường (Market)...5
2. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MARKETING...5
2.1 Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh...5
2.2 Các định nghĩa về Marketing...7
3. MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG MARKETING...8
4. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG MARKETING...10
1. Hệ thống hoạt động marketing...12
1.1. Quá trình cung ứng giá trị cho người tiêu dùng...12
1.2. Quá trình marketing...13
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của marketing...14
3. Môi trường marketing là gì?...15
3.1. Môi trường marketing vi mô...16
3.2. Môi trường marketing vĩ mô...21
4. CÁC QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH...29
4.1. Quan điểm hướng vào sản xuất...29
4.2. Quan điểm hướng vào hoàn thiện sản phẩm...29
4.3. Quan điểm hướng vào bán hàng...30
4.4. Quan điểm hướng vào khách hàng...31
4.5. Quan điểm hướng đến kết hợp ba lợi ích của Người tiêu dùng – Doanh nghiệp – Xã hội...31
BÀI III: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẦM HÀNG HÓA...35
1. SẢN PHẦM HÀNG HÓA, PHÂN LOẠI VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM...35
1.1. Sản phẩm hàng hóa là gì?...35
1.2. Phân loại sản phẩm hàng hóa...35
2. CÁC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH SẢN PHẨM HÀNG HÓA, CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM HÀNG HÓA...38
2.1. Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa,...38
2.2. bao bì sản phẩm hàng hóa...39
2.3. Chủng loại sản phẩm hàng hóa...39
3. SẢN PHẨM MỚI VÀ VẤN ĐỀ CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM...40
3.1. Chiến lược hình thành sản phẩm hàng hóa mới:...40
3.2. Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm hàng hóa...43
4. MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING...45
1. Hiểu khái niệm sản phẩm hàng hóa như thế nào cho phù hợp với quan niệm của Marketing?...48
2. Thế nào là một sản phẩm hoàn chỉnh? Giải thích câu “Một sản phẩm chưa thể gọi là sản phẩm khi chưa được pha trộn đầy đủ các yếu tố Marketing”...48
3. Tự cho biết dạng và các giai đoạn của giai đoạn của chu kỳ sống cho một sản phẩm Rau - Hoa - Qủa. Tự đưa ra các ứng xử của nhà kinh doanh...48
4. Những lý do nào khiến cho một sản phẩm mới khi đưa ra thị trường bị thất bại...48
BÀI IV: CHIẾN LƯỢC GIÁ CẢ SẢN PHẨM HÀNG HÓA...48
1. GIÁ CẢ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH...48
1.1. Thực chất của giá cả...48
1.2. các mục tiêu của chính sách giá...49
2. XÁC ĐỊNH GIÁ CẢ HÀNG HÓA Ở CÁC DOANH NGHIỆP...50
2.1. Hình thành giá cả...50
2.2. Phân tích nhu cầu sản phẩm hàng hóa trong định giá...52
2.3. Xác định các chi phí và phân tích...55
2.4. Phân tích giá cả của các đối thủ cạnh tranh:...56
2.5. Lựa chọn phương pháp định giá:...56
2.6. Quyết định giá cuối cùng...61
3. CÁC CHÍNH SÁCH ĐỊNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM...62
1. Vai trò và thực chất của giá trong hoạt động kinh doanh?...65
2. Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến giá của một vài sản phẩm Rau - Hoa - Qủa?...65
3. Hãy đưa ra một sản phẩm Rau - Hoa - Qủa tự cho các dữ liệu và đưa ra các phương án giá cho từng trường hợp...65
4. Khi kinh doanh hoa và cây cảnh trong các dịp Tetes muốn bán gía cao, người kinh
doanh phải làm gì đề người tiêu dùng chấp nhận?...65
BÀI V: CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI SẢN PHẨM HÀNG HÓA...66
1. PHÂN PHỐI SẢN PHẨM HÀNG HÓA, BẢN CHẤT CỦA CÁC KÊNH PHÂN PHỐI ...67
1.1. Phân phối và hệ thống phân phối nông sản hàng hóa.:...67
1.2. Các thành phần tham gia phân phối. Hệ thống phân phối được cấu thành bởi các thành phần sau:...68
2. BẢN CHẤT CỦA KÊNH PHÂN PHỐI...68
BÀI VI: CÁC CHIẾN LƯỢC YỂM TRỢ MARKETING ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA: QUẢNG CÁO, KÍCH THÍCH TIÊU THỤ VÀ TUYÊN TRUYỀN ...77
1. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHIẾN LƯỢC YỂM TRỢ MARKETING...77
2. XÂY DỰNG NGÂN SÁCH CHO CÁC CHÍNH SÁCH YỂM TRỢ MARKETING....78
2.1. Trích bằng tiền mặt:...78
2.2. Tính theo tỷ lệ % doanh thu:...78
2.3. Phương pháp cân bằng cạnh tranh:...79
2.4. Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của khuyến mãi:...79
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG HỆ THỐNG YỂM TRỢ MARKETING ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA. ...79
3.1. Quảng cáo:...79
3.2. Các phương pháp kích thích tiêu thụ sản phẩm...83
3.3. Tuyên truyền cho hàng hóa...84
BÀI VII: TỔ chỨc bô máy hoat đông Marketing và đánh giá hoat đông Marketing trong doanh nghiêp...86
1. Các hình thức tổ chức bộ máy hoạt động Marketing trong doanh nghiệp...86
1.1. Sự phát triển của Bộ máy hoạt động Marketing trong doanh nghiệp...86
1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động Marketing ...87
2. Xây dựng ngân sách Marketing...91
2.1. Lập kế hoạch ngân sách trên cơ sở chỉ tiêu về lợi nhuận mục tiêu...91
2.2. Lập kế hoạch ngân sách Marketing trên cơ sở tối ưu hóa lợi nhuận...93
Hình 26: Mối liên hệ giữa khối lượng tiêu thụ, mức chi phí cho Marketing và lợi nhuận ...95
3. Tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động Marketing trong doanh nghiệp...95
3.1. Đánh giá công tác nghiên cứu thị trường...95
3.2. Đánh giá việc hoạch định chiến lược Marketing- Mix...95
3.3. Tổ chức kiểm tra đánh giá hoạt động Marketing của doanh nghiệp...95
BÀI VIII: THỊ TRƯỜNG RAU – HOA – QUẢ...98
1. Bản chất, chức năng và cấu trúc thị trường Rau – Hoa – Quả...98
1.1. Khái niệm...98
1.2. Mô hình hành vi mua hàng của người tiêu dùng sản phẩm Rau - Hoa - Quả...98
1.3. Cấu trúc thị trường Rau - Hoa - Quả...99
1.4. Phân khúc thị trường Rau - Hoa - Quả và lựa chọn thị trường mục tiêu...101
BÀI IX: MARKETING RAU HOA QUẢ Ở VIỆT NAM...104
1. Một vài nét về sản xuất...104
1.1. Đối với rau: ...104
1.2. Đối với cây ăn quả...104
1.3. Đối với Hoa và Cây cảnh...105
2. Tình hình tiêu thụ, chế biến và lưu thông Rau - Hoa - Qủa ...108
3. Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng rau hoa quả...112
3.2. Các giải pháp chủ yếu...112
118
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN MARKETING ---*****---
BÀI GIẢNG
NGUYÊN LÝ MARKETING VÀ
HỆ THỐNG THỊ TRƯỜNG RAU – HOA – QUẢ
BIÊN SOẠN:
GVC: HOÀNG NGỌC BÍCH