1.1. Sản phẩm hàng hóa là gì?
Sản phẩm hàng hóa nói chung là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được đem ra trao đổi trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua, sử dụng hay tiêu dùng. Đó có thể là những vật thể hữu hình, dịch vụ, sức lao động mặt bằng, tổ chức công nghệ và ý tưởng.
Sản phẩm hàng hóa nông nghiệp là những gì có thể thỏa mãn nhu cầu về ăn, uống, mặc và những dịch vụ cần thiết cho sản xuất nông nghiệp.
Ví dụ: Chiếc tivi, kiểu tóc, buổi hòa nhạc Pop, chuyến nghỉ Sầm Sơn (SamSung) (ốp) dịch vụ qua điện thoại, các công nghệ chuyển giao, tin tức chính trị..v.v.
- Các loại nông sản (lúa 203, thịt lợn), dịch vụ làm đất, phân đạm, công nghệ nuôi gà công nghiệp…chuyển giao kỹ thuật sản xuất cây cảnh..v.v.. Đơn vị sản phẩm hàng hóa là một chỉnh thể riêng biệt được đặc trưng bằng đơn vị độ lớn, giá cả, bề ngoài và các đặc trưng khác.
Ví dụ: Thịt lợn là hàng hóa, còn 1 kg thịt nạc của cửa hàng X có giá 2000 đ là đơn vị sản phẩm hàng hóa.
1.2. Phân loại sản phẩm hàng hóa
a. Theo ý niệm Marketing: Sản phẩm hàng hóa được chia làm 3 loại:
- Sản phẩm hàng hóa theo ý tưởng: Hàng hóa theo ý tưởng là giai đoạn đầu của hình thành nền sản phẩm hàng hóa hiện thực, ở giai đoạn này phải trả lời được câu hỏi: Về thực chất người mua sẽ mua cái gì? Một người mua một tivi màu thực chất không phải chi đơn giản là mua tivi. Một người mua gạo không chỉ đơn giản là người ta mua 1 bao gạo. Người ta còn mong muốn cả điều mà người ta mọng đợi đó là chất lượng, mùi vị…
Elnier Wiler, một người bán hàng nổi tiếng đã nói rằng: “đừng bán món bitết, mà hãy bán cái vị thơm ngon của nó trên chảo”.
Nhiệm vụ của các nhà thị trường là phát hiện ra những nhu cầu “ẩn giấu” sau mỗi thứ hàng hóa, không phải bán cái thuộc tính của hàng hóa đó mà là bán những lợi ích mà nó đem lại.
Các nhà nghiên cứu sản phẩm ở doanh nghiệp phải biến hàng hóa ý tưởng thành hàng hóa hiện thực. Hàng hóa hiện thực là thứ hàng hóa có đầy đủ các đặc trưng: Chất lượng, các thuộc tính, bố cục đặc điểm, bao gói nhãn hiệu.
Hàng hóa hoàn chỉnh là thứ hàng hóa đem cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu mong muốn của người tiêu thụ, những hàng hóa mang thuộc tính pha trộn Marketing và các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, trả góp, hướng dẫn công nghệ….
Trong thực tế cạnh tranh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau không chỉ về các sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp mà chính là sự cạnh tranh nhau về cái mà doanh nghiệp haòn chỉnh cho sản phẩm của mình dưới hình thức nhãn hiệu, bao gói, dịch vụ, quảng cáo, tư vấn cho khách hàng, tài trợ giao dịch….
- các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những cách hoàn chỉnh thêm cho hàng hóa chào bán của mình cho có hiệu quả hơn.
- Có thể tóm tắt các loại sản phẩm hàng hóa bằng sơ đồ 4.
Sơ đồ 4: Những cách hoan chỉnh hàng hóa có hiệu quả (Cấp độ của sản phẩm)
b. Hàng hóa phân theo đặc điểm sử dụng
Hàng hóa ý tưởng Hàng hóa hiện thực Chất lượng Hính dáng Lợi ích cơ bản Bao gói Thuộc tính Nhãn hiệu Chuyển giao Bán chịu DV sau bán Bảo hành Hàng hóa hoàn chỉnh 36
• Hàng hóa là dịch vụ: là những đối tượng được bán dưới dạng hoạt động nhằm thỏa mãn lợi ích:
Ví dụ: - Dịch vụ sửa chữa máy móc - Dịch vụ làm đất, bảo vệ thực vật - Dịch vụ chế biến nông sản - Dịch vụ bảo hiểm v.v…
• Hàng hóa tiêu dùng: người tiêu dùng mua rất nhiều sản phẩm hàng hóa đủ loại. Hoạt động Marketing phải phân chia ra thành từng nhóm khác nhau. Một phương pháp phân nhóm thông dụng nhất là phân chia chúng trên cơ sở thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Theo cách phân nhóm này có thể phân thành 4 nhóm: hàng hóa sử dụng thường ngày, hàng hóa mua có lựa chọn, hàng hóa theo nhu cầu đặc biệt và hàng hóa theo nhu cầu thụ động.
Hàng hóa sử dụng thường ngày là hàng hóa mà người tiêu dùng thông thường hay mua, không cần đắn đo suy nghĩ và mất ít công sức để so sánh lựa chọn.
Ví dụ: Thực phẩm, thuốc lá, gạo.
Hàng hóa mua có lựa chọn: Là thứ hàng hóa trong đó có nhiều chủng loại giống nhau hoặc khác nhau, sự lựa chọn căn cứ vào chất lượng, giá cả và các đặc điểm khác của sản phẩm hàng hóa đó. Sự mua có lựa chọn bắt buộc các doanh nghiệp phải có chính sách đa dạng hóa sản phẩm để thỏa mãn thị hiếu cá nhân. Hàng hóa theo nhu cầu đặc biệt: Là những hàng hóa có những tính chất hết sức đặc biệt mà người mua có thể bỏ thêm khả năng để mua chúng.
Ví dụ: các loại thực phẩm cao cấp: Yến sào, rau cao cấp, thức ăn nhiều dinh dưỡng, các loại thực phẩm dùng cho nhu cầu đặc biệt như chữa bệnh v.v…
Hàng hóa theo nhu cầu thụ động là thứ hàng hóa thông thường người tiêu dùng không nghĩ đến việc mua như các sản phẩm mới, các chế phẩm mới
• Hàng hóa là tư liệu sản xuất:
Các doanh nghiệp và người tiêu dùng mua sắm rất nhiều chủng loại hàng hóa tư liệu sản xuất. có thể phân nhóm như sau:
+ các loại giống cây trồng, gia súc,
+ các loại tài sản như tài sản cố định, tài sản lưu động. + Các loại vật tư phục vụ sản xuất,
+ Các quy trình công nghệ.
Như vậy rõ ràng là các đặc tính của hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chiến lược Marketing còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như số lượng đối thủ cạnh tranh, mức độ phân chia thị trường và tình trạng kinh tế.