MARKETING.
Một trong những vấn đề quan trọng là liệu các doanh nghiệp có tính toán được các chi phí cho khuyến mãi hay không. Có nhiều doanh nghiệp không dám trích một tỷ lệ đáng kể kinh phí cho công tác quảng cáo truyền thông vì sợ rằng không mang lại hiệu quả. Kinh nghiệm ở các nước phát triển như Hoa kỳ rất coi trọng dành ngân sách cho khuyến mại: ví dụ chi 30 – 50% trong sản xuất mỹ phẩm, 10 – 20% trong ngành cơ khí nặng, 10 – 15% trong ngành nông nghiệp v…v; ở nước ta, ngành sản xuất phân lân Văn điển đã chi cho khảo nghiệm và quảng cáo 15 – 20% giá trị sản xuất và do vậy họ đã phát triển sản xuất và đững vững trên thị trường.
Các doanh nghiệp càn xây dựng ngân sách cho các biện pháp yểm trợ Marketing. Các phương pháp xây dựng chủ yếu là:
2.1. Trích bằng tiền mặt:
Hàng năm doanh nghiệp trích một khoản tiền mặt dùng vào hoạt động khuyến mãi. Khoản tiền trên phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tài chính của doanh nghiệp, có thể định mức cố định hàng năm.
Phương pháp này hoàn toàn không chủ ý đến ảnh hưởng của công tác khuyến mại đến khối lượng hàng tiêu thụ, không chú ý đến các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm. Chính vì vậy mà hiệu quả không cao, gây trở ngại cho việc lập kế hoạch kinh doanh, có khi gây cản trở cho việc tuyên truyền kích thích tiêu thụ sản phẩm.
2.2. Tính theo tỷ lệ % doanh thu:
Nhiều doanh nghiệp đã căn cứ vào doanh số bán năm trước để chọn một tỷ lệ cho công tác khuyến mãi của năm kế hoạch. Có doanh nghiệp dùng phương pháp đưa tỷ lệ % vào giá bán.
Phương pháp này có một số ưu điểm: Các phí tổn đã gắn chặt với sự biến động của mức bán trong các thời kỳ khác nhau của chu kỳ kinh doanh. Các nhà lãnh đạo có thể
cân nhắc mối liên quan giữa chi phí khuyến mãi, giá bán và lợi nhuận tính cho một sản phẩm, góp phần duy trì sự ổn định tình hình cạnh tranh ở mức độ mà các đối thủ cạnh tranh cũng chi cho khuyến mãi một tỷ lệ tương đương.
Song phương pháp này cũng có nhược điểm là nó cho rằng tiêu thụ là nguyên nhân của khuyến mãi chứ không phải là kết quả của khuyến mãi, do vậy mặc dù khuyến mãi mà chưa có doanh thu như giai đoạn đầu của chu kỳ sống, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, gây cản trở cho việc đẩy mạnh tốc độ tuyên truyền quảng cáo trong những lúc cần thiết.
2.3. Phương pháp cân bằng cạnh tranh:
Các doanh nghiệp căn cứ vào chi phí của các đối thủ cạnh tranh để xác định kinh phí cho mình, do vậy tránh được những áp lực và những tranh giành quyết liệt trong lĩnh vực khuyến mại. Phương pháp này cũng có hạn chế ở chỗ mỗi doanh nghiệp có một hoàn cảnh khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhau và chiến lược kinh doanh khác nhau.
2.4. Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ của khuyến mãi:
Phương pháp này đỏi hỏi phải xác định mục tiêu cụ thể của khuyến mãi như: Xác định thị phần của hàng hóa, xác định quy mô truyền thông, xác định phương pháp truyền thông, chi phí các phương tiện vật chất và xác định các thời điểm cần kinh phí.
Ưu điểm của phương pháp này là đòi hỏi ban lãnh đạo doanh nghiệp phải tính toán kỹ lương mục tiêu đạt được của các hình thức hoạt động truyền thống, trả lời được câu hỏi là liệu doanh nghiệp cần bao nhiêu kinh phí cho khuyến mãi trong toàn bộ hệ thống Marketing-mix, phù hợp với từng giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm.