Phân tích nhu cầu sản phẩm hàng hóa trong định giá

Một phần của tài liệu tài liệu học marketing (Trang 52 - 55)

2. XÁC ĐỊNH GIÁ CẢ HÀNG HÓA Ở CÁC DOANH NGHIỆP

2.2.Phân tích nhu cầu sản phẩm hàng hóa trong định giá

Bất kỳ giá nào của doanh nghiệp định ra cũng ảnh hưởng đến nhu cầu. Mối liên hệ phụ thuộc giữa giá cả và mức cầu hình thành được biểu hiện bằng đồ thị đường cầu trong lý thuyết. Trong tình huống bình thường nhu cầu và giá cả tỷ lệ nghịch với nhau. Nếu ta bán giá P2 cao hơn P1 thì cầu sẽ giảm đi từ Q1 xuống Q2. Do vậy nếu nâng giá doanh nghiệp sẽ bán được ít hàng hóa hơn. Chắc chắn rằng người tiêu dùng với túi tiền có hạn sẽ mua ít hơn khi giá quá đắt (hình 10a)

Phần lớn đồ thị đường cầu đều có xu hướng xuôi xuống từ trái sang phải (Hình 10a) song đối với một số hàng hóa cao cấp, các sản phẩm chế biến, đóng hộp hay các sản phẩm chưa quen dùng thì đồ thị lại theo dạnh hình 10b. Nếu ta nâng giá từ P1 lên P2 thì có thể bán được nhiều hàng hơn vì người tiêu dùng cho rằng chất lượng hàng tốt hơn, nhưng nếu ta nâng lên P3 thì nhu cầu lại thấp đi vì giá quá cao

Hình 10a: Phần lớn hàng hóa Hình 10b: Hàng hóa đặc biệt Hai trường hợp xảy ra của đồ thị đường cầu

Các doanh nghiệp đều phải tìm cách định lượng những biến động của nhu cầu. Sự biến động này tùy thuộc vào kiểu thị trường. Trong thị trường độc quyền tuyệt đối thì nhu cầu là do giá cả quyết định mà giá lại do doanh nghiệp xác định. Do vậy có thể nắm được sự biến đổi của nhu cầu để tăng hay hạ giá. Trong điều kiện cạnh tranh có

52 D P2 P1 Q1 Q2 Q P D P3 P2 Q1 Q2 Q P1

nhiều đối thủ, nhu cầu biến động còn phụ thuộc vào giá của các đối thủ cạnh tranh. Nếu sự biến động của giá cả ở các đối thủ cạnh tranh không lớn thì nhu cầu phụ thuộc vào giá của doanh nghiệp. Giảm giá sẽ làm nhu cầu tăng lên nhưng đến một mức nào đó nhu cầu sẽ giảm khi giá quá thấp vì người tiêu dùng sẽ nghĩ rằng chất lượng hàng hóa đã rất thấp.

Hình 11: Đồ thị đường cầu về nguyên liệu chế biến.

Có những ảnh hưởng khác đến cầu ngoài yếu tố giá cả, nghĩa là doanh nghiệp giữ nguyên giá nhưng cầu vẫn tăng, có thể trong trường hợp đời sống đột nhiên được cải thiện, có thể trong những ngày lễ tết hoặc do dùng những biện pháp khuyến thị, ở trường hợp này đường cầu dịch chuyển theo dạng hình 12.

Hình 12: Dịch chuyển đường cầu do ảnh hưởng của các nguyên nhân khác ngoài giá cả 1000 200 300 400 500 600 Q 100 0 2000 2500 3000 4000 5000 P

D P2

P1

Q1 Q1 Q

Dx

Sự co giãn về cầu cũng khác nhau ở những sản phẩm khác nhau. Các đoạn nghiệp rất quan tâm đến độ nhạy cảm của cầu đối với giá để quyết định có tẳng, giảm giá hay không. Ta xét 2 trường hợp ở hình 13

Trường hợp 1: Ta tăng giá từ P1 2 dẫn đến sự giảm nhu cầu tương đối nhỏ

Trường hợp 2: Ta tăng giá P1’ lên P2’ dẫn lên P đến sự giảm nhu cầu khá lớn từ Q2 xuống Q1’ ở trường hợp 2 có thể vận dùng để có chính sách giảm giá nếu vẫn ở tỷ lệ thuận (đồng biến) đến khi thay đổi quan hệ này (tỷ lệ giá giảm thấp hơn tỷ lệ Q giảm) thì việc giảm giá là sai lầm.

HÌnh 13. Sự co giãn của cầu

Nhu cầu trong một thời gian nhất định

54 D2 P1 Q1 Q2 Q D1 P D P P2 Q1 Q1 Q P1

Một phần của tài liệu tài liệu học marketing (Trang 52 - 55)