Quyết định giá cuối cùng

Một phần của tài liệu tài liệu học marketing (Trang 61 - 62)

2. XÁC ĐỊNH GIÁ CẢ HÀNG HÓA Ở CÁC DOANH NGHIỆP

2.6. Quyết định giá cuối cùng

Mục tiêu của 5 phương pháp xác định giá nói trên nham đi đến thu hẹp một khoảng giá giữa giá thấp nhất và giá cao nhất. Để lựa chọn một giá cuối cùng cho hàng hoá trước tiên doanh nghiệp nên loại trừ các giá thấp hoặc giá quá cao làm tổn hại đến nền tài chính hay đến thị phần của doanh nghiệp. Trước khi đi đến giá cuối cùng doanh nghiệp phải xét lại một số căn cứ một là tâm lý chấp nhận giá cả. Người trực tiếp bán hàng không chỉ quan râm đến yếu tố kinh tế của giá lợi nhuận mà phải quan

tâm đến bán hàng không chỉ quan tâm đến yếu tố tâm lý của giá. Nhiều người tiêu dùng xem giá cả là chỉ tiêu chất lượng hoặc mong muốn một cái gì đó đặc biệt trong hàng hóa như bao bì làm tăng tính giàu sang khi mua hàng làm quà biếu, tặng.v.v..

Phân tích tâm lý của giá cả tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác triệt để yếu tố nhu cầu để làm thảo mãn tối đa và chọn được giá tối ưu cho doanh nghiệp.

Thứ hai là xem xét lại các mục tiêu của doanh nghiệp có đạt được hay không đó là các mức giá cho được lợi nhuận và doanh thu dự kiến các mức giá đáp lại được sự cạnh tranh của đối thủ khác.

Thứ ba là doanh nghiệp cần quan tâm đến các thành phần khác nhau tham gia thị trường, những người phân phối các tập đoàn lớn các tổ chức của nhà nước có phản ứng như thế nào đối với giá của doanh nghiệp, giới trung gian mua bán như thế noà sự chênh lệch giữa giá doanh nghiệp với giá tiêu thụ có quá lớn? Người bán hàng của doanh nghiệp có thực sự thoả mãn với giá bán này không? Các yếu tố về pháp luật giá cả có ảnh hưởng gì? Cuối cùng là có tin chắc vào khả năng đứng vững của chính sách hình thành giá của mình hay không?

Cuối cùng là giá có thể thoả mãn được tối đa các yếu tố mà doanh nghiệp đã phân tích, là giá tối ưu để doanh nghiệp chào và bán hàng.

Một phần của tài liệu tài liệu học marketing (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w