Các phương hướng nâng cao hiệu quả dạy học phát triển trí tuệ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 32 - 34)

II. Một số hướng tiếp cận tư duy trong tâm lý học

2.8. Các phương hướng nâng cao hiệu quả dạy học phát triển trí tuệ

Từ đầu những thập niên của thế kỷ XX, nguyên lý dạy học hướng tới và thúc đẩy tối đa sự phát triển trí tuệ của học sinh đã được xác lập và xã hội ngày càng nhận thấy ý nghĩa sống còn của việc quán triệt nguyên lý này trong dạy học. Đặc biệt là trong thời đại phát triển gia tốc của tri thức khoa học và công nghệ ngày nay.

Có rất nghiều chương trình dạy học phát triển tư duy, trí tuệ học sinh. Có hai hướng khái quát chương trình phát triển trí tuệ: Phát triển tư duy, trí tuệ học sinh thông qua dạy tri thức khoa học và dạy các kỹ năng tư duy.

Một phương hướng có tính truyền thống là phát triển tư duy, trí tuệ học sinh thông qua dạy tri thức khoa học. Hướng này phù hợp với quan niệm cho rằng trí tuệ có hai mặt không thể tách rời: nội dung tri thức và các thao tác trí óc dẫn đến tri thức đó. Trong các nghiên cứu và phân tích của J. Piaget, P. Ia. Galperin, J. Bruner , A.V. Petrovski và của nhiều nhà tâm lý học lớn khác, các cấu trúc trí tuệ thường không tách rời cấu trúc tri thức tương ứng. Theo các nhà tâm lý học nói trên, việc dạy tư duy, trí tuệ thường được tiến hành thông qua việc dạy học sinh lĩnh hội các cấu trúc nhận thức khác nhau. Chẳng hạn, trên cơ sở phân tích tư duy, trí tuệ trẻ em theo quan điểm của J. Piaget, J. Bruner đã xác định một cấu trúc nhận thức với 3 mức thể hiện: hành động, biểu tượng và khái niệm. Từ đó, ông đề xuất chương trình học tập theo hình “xoáy trôn ốc’’, dựa trên sự phát triển các cấu trúc nhận thức và khả năng vận dụng chúng. J. Bruner cho rằng, có thể phát triển khả năng phân tích và hình thành khái niệm lý luận trừu tượng cho mọi đối tượng học sinh các lớp dưới, nếu người giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp. P. Ia. Galperin (1952), cũng cùng xu hướng với J. Bruner, nhưng đầy dủ và cụ thể hơn, trong lý thuyết về các bước hinh thành hành động trí tuệ của học sinh, đã phân tích cơ chế chuyển một khái niệm từ bên ngoài, của xã hội, vào bên trong của các cá nhân học sinh. Đồng thời, ông cũng vạch ra các phương pháp định hướng quá trình chuyển, biến đó trong dạy học. L.V. Zankov (1970), trên cơ sở nguyên lý dạy học phải tác động vào vùng phát triển gần nhất của L.X. Vưgotxki, đã đề xuất phương pháp dạy học nhằm phát triển tính tích cực và khả năng nhận thức, khả năng trí tuệ của học sinh. Petrovski cho rằng có nhiều cách dạy tư duy cho học sinh, một trong những số đó là thông qua dạy các cấu trúc nhận thức. Các nhà tâm lý học nhận thức cũng đề xuất phương hướng phát triển tư duy, trí tuệ học sinh thông qua nội dung môn học. Chẳng hạn, R. Fischer đề xuất mô hình gồm ba thành phần rèn luyện các kỹ năng khoa học giúp học sinh khả năng nhận thức. Ba thành phần là (1) hình thành ý tưởng, bao gồm các yếu tố thể hiện, thắc mắc, nêu luận đề; (2) thu thập thông tin: Quan sát, giải thích, trao đổi; (3) thử nghiệm lý thuyết: khảo sát, thí nghiệm, kiểm tra.

Phát triển tư duy, trí tuệ thông qua việc trực tiếp dạy các kỹ năng tư duy ngày càng được chú trọng và ứng dụng rộng rãi trên thế giới, với sự tham gia của các lĩnh vực khoa học: toán học, điều khiển học, thông tin,...Ngay trong tâm lý –giáo dục học, nhiều chương trình huấn luyện, bồi dưỡng tư duy, trí tuệ đang được phổ biến và ứng dụng, chẳng hạn: Chương trình huấn luyện các thủ thuật trí tuệ của R. Sternberg (1987); Chương trình dạy học nhằm hình thành năng lực tư duy toán học của V.V. Đavưdov,

chương trình dạy chiến lược tư duy theo chiều ngang và chiều dọc của E. De Bono,... Ở Việt Nam, chưa có một chương trinh chính thức để dạy kỹ năng tư duy cho người học. Tuy nhiên một số chương trình liên kết, như liên kết Việt – Bỉ (ĐHSP Hà Nội) có đề cập đến vấn đề này, các Dự án đào tạo giáo viên THCS, Tiểu học và gần đây Dự án Phát triển Giáo viênTHPT có một số chương trình đề cập đến kỹ năng tư duy.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w