Sinh viên tự đánh giá về sử dụng thời gian tự học

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 112 - 114)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

5.4.3.8.Sinh viên tự đánh giá về sử dụng thời gian tự học

Thời gian là một tài sản quý giá mà tất cả con người, sinh viên đều có. Việc sử dụng thời gian trong thực tế là hoàn toàn khác biệt đối với mỗi cá nhân. Không ai thực sự “quản lý thời gian”. Nhưng, sinh viên có thể kiểm soát thời gian bằng cách xây dựng kế hoạch tự học, xác định rõ mục tiêu cá nhân và mục tiêu tự học, lên lịch, sắp xếp thời gian phản ánh mục tiêu đó.

Trong hoạt động của người sinh viên, có thể thấy được thời gian của sinh viên có các thuộc tính chung là: nối tiếp từ quá khứ đến tương lai, tính tất yếu khách quan. Nhưng thời gian của sinh viên có các thuộc tính riêng đặc trưng đó là: tính chu kỳ, đa dạng và ngắn gọn cắt vụn. Chẳng hạn, với tính chu kỳ, chúng ta có thể nhận thấy qua

thời khóa biểu hoc tập của một sinh viên, tính ngắn gọn cắt vụn thể hiện người sinh viên có thể hay bị gián đoạn bởi những tác động mà họ khó kiểm soát được và những gián đoạn này không ngờ đến. Đồng thời khi khảo sát các tính chất nhiệm vụ học tập của sinh viên thì có sự đa dạng rất lớn.

Làm thế nào để sinh viên kiểm soát việc sử dụng thời gian, không để lãng phí thời gian. Trước hết, chúng ta có nhận xét chung là người ta thường sử dụng thời

gian một cách tùy tiện để ứng phó với sự thay đổi xung quanh. Với những người

như vậy, sức chú ý sẽ giảm, không thể nào tập trung vào học tốt. Cho nên, nếu như trong hoạt động học tập, người sinh viên xác lập cho mình một mục tiêu khả thi rõ ràng, sử dụng thời gian xoay quanh cái trục mục tiêu đó, thì sẽ tập trung sức chú ý vào học mạnh hơn, sẽ giảm bớt sự lãng phí thời gian.

Cần phải có một nghiên cứu về thời gian của bản thân để quyết định điều gì là quan trong về học tập và sinh hoạt cá nhân. Ví dụ, có thể lập ra danh mục hoạt động: thời gian lên lớp, giảng đường, đọc giáo trình, tài liệu, seminar, hoạt động theo nhóm, cặp, viết và trình bày báo cáo, đến thư viện, làm việc với Internet, tham gia các họat động xã hội,…Danh mục về cá nhân quan trọng như: thời gian thể thao, đi bộ, thời gian cho gia đình, người thân, thời gian làm thêm,…Sau khi lập được danh mục, sinh viên thiết kế ra các mục tiêu hoạt động học, mục tiêu cá nhân. Cần dự kiến rõ những hoạt động đi kèm với mỗi mục tiêu. Sau khi thiết kế mục tiêu thì tiến hành nghiên cứu cách sử dụng thời gian của mình. Khoảng hai, hay ba tuần một lần sinh viên thực hiện việc này, có thể chọn cách thực hiện theo cách hồi tưởng,

vào cuối mỗi ngày, hay khi thay đổi hoạt động. Khi nghiên cứu thời gian xong, người sinh viên sẽ thấy được tính quy luật sử dụng thời gian của mình và cần đánh

dấu những điểm nổi bật. Việc cẩn thận phân tích cách sử dụng thời gian của sinh

viên sẽ giúp sinh viên xác định họ muốn làm gì nhiều hơn nữa và họ muốn làm gì ít hơn nữa.

Lưu ý rằng, một cách có hiệu quả sử dụng thời gian của người sinh viên là phải kiểm soát hai tiêu điểm: chúng tôi cho rằng học tập nâng cao trình độ tri thức (gọi tắt là học tập) và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp (nói gọn là nghề nghiệp) là hai tiêu điểm trong việc sử dung thời gian của người sinh viên. Ví dụ: khi một sinh viên đang truy cập Internet để học tập với một tài liệu nào đó thì người sinh viên đó phải suy nghĩ những dữ liệu này giúp ích gì cho nghề nghiệp của họ sau này. Ngoài ra, sinh viên cần rèn luyện cho mình tính nhạy cảm về thời gian của mình, của giảng viên, bạn bè và của người khác.

Tài liệu tham khảo

[1]. Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam (công bố ngày 27/6 /2005) [2]. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010

[3]. Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

[4]. Lê Công Triêm (2002), Một số vấn đề hiện nay của PPDH đại học, NXBGD. [5]. Nguyễn Bá Kim (2002) , Phương pháp dạy học môn Toán , NXB ĐHSP, Hà Nội [6]. Nguyễn Bá Kim – Vũ Dương Thụy – Phạm Văn Kiều (1997), Phát triển lý luận dạy

học môn toán, Nxb Giáo dục.

[7]. Nguyễn Bá Kim – Vương Dương Minh – Tôn Thân (1998), Khuyến khích một số

hoạt động trí tuệ của học sinh qua môn toán ở trường THCS, Nxb Giáo dục.

[8]. Từ điển Tiếng Việt [9]. Từ điển Triết học

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 112 - 114)