Hướng dẫn cách học tập, nghiên cứu ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 99 - 102)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

5.4.3.3 Hướng dẫn cách học tập, nghiên cứu ngoài giờ lên lớp

(1) Nắm vững khái niệm và các vấn đề toán học

Ở trường ĐHSP, giờ học trên lớp, giảng viên chỉ nêu ra những vấn đề cốt lõi, không trình bày hết tất cả kiến thức có liên quan đến nội dung bài giảng, nhiều vấn đề giảng viên hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu. Vì vậy, sinh viên học theo các bậc nhận thức cao của Bloom (học vận dụng, học phân tích, học tổng hợp và học bình luận đánh giá từng). Sinh viên phải học tư duy trừu tượng, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo trong mối quan hệ, hệ thống của các kiến thức.

Quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên thường diễn ra theo trình tự: biết – hiểu – hành – sáng tạo. Quy trình đó thể hiện sự phát triển từ thấp đến cao trong hoạt động nhận thức chiếm lĩnh đối tượng cần lĩnh hội. Mỗi mức độ sau đều bao hàm mức độ trước.

Nhà triết học Kant cho rằng: “Cách tốt nhất để hiểu là làm”, theo Heghen:

“Làm ra sự vật là cách tốt nhất để hiểu biết sự vật”. “Hiểu” là có khả năng phân

tích, tổng hợp, xử lý, giải mã các thông tin thu được để giải quyết vấn đề đặt ra. Hiểu là cơ sở cho người học thực hiện mức độ cao hơn là “hành”. “Hành” là quá

trình vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được để làm ra một sản phẩm theo những yêu cầu nhất định hoặc giải quyết một vấn đề do thực tiễn đặt ra. “Hành” là một khâu quan trọng trong lôgíc của quá trình nhận thức. Muốn “hành” được thì phải “hiểu” . Nắm được bản chất và quy luật vận hành của đối tượng thì khi có nguyên liệu mới có thể tạo ra đối tượng. Khi đã thực hiện “hành” thành thạo sẽ có thể dẫn đến sáng tạo. Đó cũng là mục đích tối cao của quá trình học tập, nghiên cứu của con người. Muốn đạt được đỉnh cao sáng tạo, sinh viên phải có tinh thần, thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc, hợp tác.

Trong quá trình học tập, nghiên cứu, nếu sinh viên chỉ nắm được những dấu hiệu bên ngoài của một sự vật hay hiện tượng thì mới chỉ biết đối tượng đó. Sự biết đó đem đến cho sinh viên một số kinh nghiệm sử dụng đối tượng ở trạng thái ổn định và quen thuộc. Trong một trình độ phát triển thấp của xã hội thì chỉ cần những

tri thức như thế là đủ. Sự phát triển khoa học – kỹ thuật và công nghệ trong thời đại ngày nay đòi hỏi sinh viên phải vươn tới một trình độ nhận thức cao hơn, phải hiểu sâu sắc hệ thống khái niệm khoa học của các bộ môn trong chương trình đào tạo. Vì vậy, nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của sinh viên sư phạm toán là nhằm hoàn thiện lôgíc của quá trình nhận thức từ “biết” đến “hiểu” rồi “hành” và vươn tới sáng tạo. Đây là một công việc đòi hỏi sinh viên phải có ý chí và nghị lực thì mới hy vọng đạt tới đích.

(2) Dạy cách học tập, nghiên cứu theo nhóm, tổ

Nhóm học tập là hạt nhân cơ bản của việc tự quản sinh viên, được tổ chức phù hợp với quyền lợi và trách nhiệm sinh viên. Qua nhóm học tập mà mỗi sinh viên liên hệ được với các tập thể khác và với cả xã hội. Thông qua nhóm học tập mà nền văn hoá nhân loại, các kinh nghiệm xã hội được chuyển giao vào mỗi sinh viên và biến chúng thành vốn kinh nghiệm riêng, thành những đặc điểm, những nét nhân cách, những thuộc tính của mỗi sinh viên. Qua nhóm học tập mà nhân cách mỗi sinh viên được bộc lộ và phát triển, đúng như Mác đã viết: “chỉ trong sự cộng tác với những người khác thì mỗi cá nhân mới có phương tiện để phát triển toàn diện những năng khiếu của mình”. Nhóm là một tập thể nhỏ, có từ 2 – 4 người. Nội dung học nhóm là tranh luận, giải đáp những vấn đề còn vướng mắc, kiểm tra lẫn nhau những điều đã nắm được sau khi học cá nhân, thảo luận những phần cơ bản, trọng tâm của bài, vạch phương hướng giải quyết những bài tập khó …Trong tập thể lớp, tổ được coi là một đơn vị cơ sở, có số lượng từ 10 – 15 sinh viên. Tổ có trách nhiệm quản lý việc thực hiện quy chế đào tạo, nội quy của nhà trường đối với các tổ viên và cùng nhau rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu.

Việc học tập, nghiên cứu theo nhóm có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau , ví dụ :

+ Phân công một số sinh viên chuẩn bị từng chuyên đề, hoặc lập bảng tổng kết học phần, sau đó trình bày trước tổ để các thành viên trong tổ góp ý, trao đổi, hoàn thiện.

+ Tổ có thể mời giảng viên xuống đi sâu phân tích, trình bày những vấn đề mà sinh viên quan tâm, hứng thú tìm hiểu.

có những sinh viên có năng lực học tập để làm cán sự bộ môn, thực hiện nhiệm vụ cầu nối giữa giảng viên với tổ, nhóm.

Cần lưu ý là việc học nhóm, tổ không thể thay thế được việc học tập, nghiên cứu cá nhân. Kết quả của việc học tập, nghiên cứu nhóm, tổ phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Chỉ khi nào mỗi sinh viên phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập, nghiên cứu tập thể thì khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng. Cần chống tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào người khác.

Việc học nhóm, tổ chỉ đạt đựơc hiệu suất cao khi có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp của mọi thành viên, nhất là những sinh viên có trách nhiệm chính với công việc. Trong quá trình học tập, nghiên cứu nhóm, tổ mỗi sinh viên phải thể hiện được lập trường, quan điểm khoa học riêng của mình về các vấn đề được đặt ra. Sự tranh luận sôi nổi, thẳng thắn giữa các sinh viên sẽ góp phần quan trọng làm sáng tỏ những nội dung và biện pháp giải quyết đối với các vấn đề đã được lựa chọn. “Thảo luận là cái rây để sàng lọc ra sự thật”.

(3) Học tập, nghiên cứu theo hình thức seminar

Seminar là một hình thức học tập, nghiên cứu rất thích hợp với phương pháp học tập, nghiên cứu ở bậc cao đẳng, đại học vì nó phát huy được tính tích cực hoạt động của sinh viên và phương thức đào tạo của nhà trường, có tác dụng phát triển trí tuệ và hình thành phương pháp làm việc khoa học cho sinh viên.

Học tập, nghiên cứu theo hình thức seminar theo đúng nghĩa sẽ tạo ra sự hứng thú, say mê nghiên cứu tìm hiểu chân lý và có tác dụng dẫn đến sự sáng tạo những phương pháp, làm cho sinh viên trưởng thành cả về lập trường khoa học và bồi dưỡng năng lực tư duy phê phán, ý chí kiên trì, bền bỉ, đức tính thận trọng và khiêm tốn, đặc biệt là phẩm chất trung thực với kết quả và mọi người.

(4) Tổ chức tốt nơi học tập, nghiên cứu

Sinh viên phải biết tổ chức nơi học tập, nghiên cứu một cách khoa học và nghiêm túc. Bởi vì, đặc thù của lao động trí óc đòi hỏi phải có sự tập trung tư tưởng cao trong lúc làm việc. Muốn thế, phải tạo ra một môi trường thuận lợi cả về không gian và thời gian. Sự chuẩn bị thiếu chu đáo trước khi bước vào giờ học tại nơi ở của sinh viên không những làm lãng phí nhiều thời gian, mà còn tác hại hơn là

không hình thành được thói quen làm việc nghiêm túc, từ đó không phát triển năng lực tự học cho sinh viên. Sinh viên cần có kế hoạch tận dụng thời gian đến thư viện, phòng học bộ môn SP toán để học.

(5) Học tập, nghiên cứu theo hình thức sinh hoạt câu lạc bộ khoa học

Câu lạc bộ khoa học là một hình thức học tập, nghiên cứu có tác dụng mở rộng và đi sâu tìm hiểu một vấn đề khoa học trong chương trình đào tạo. Hoạt động câu lạc bộ khoa học tạo cho sinh viên năng lực hợp tác, tinh thần năng động, tác phong làm việc khoa học. Nó giúp sinh viên nắm vững những nội dung cần thiết thông qua những dẫn chứng minh họa hấp dẫn, sinh động. Đồng thời đem đến cho sinh viên những hiểu biết mới mẻ và thực tế.

Các yêu cầu của câu lạc bộ khoa học:

+ Nội dung sinh hoạt câu lạc bộ phải phù hợp với chương trình, nội dung, kế hoạch đào tạo, thể hiện tính đa dạng, phong phú, hấp dẫn.

+ Các vấn đề khoa học, nghiệp vụ đưa ra thực hiện cần chuẩn bị công phu, hàm lượng trí tuệ cao và thông tin có chất lượng.

+ Phải chú ý đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi và nghề nghiệp đối với các đối tượng tham dự ngay từ khi lựa chọn nội dung và nghệ thuật thể hiện.

+ Những người tham dự phải có thái độ khoa học: nghiêm túc theo dõi, ghi chép cẩn thận, góp ý xây dựng, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ.

+ Có ý thức tích hợp việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Toán cho sinh viên trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ khoa học: lựa chọn nội dung, phương pháp tổ chức, hình thức thể hiện.

Nội dung hoạt động câu lạc bộ có thể là: Nghe báo cáo khoa học: Lịch sử toán học, tìm hiểu sâu về toán phổ thông, những vấn đề chuyên sâu của toán hiện đại, đổi mới PPDH toán…; Thi giải và hệ thống hóa toán THCS; Hội thảo, tranh luận các vấn đề phục vụ cho làm bài tập lớn: Ví dụ: Hệ thống hóa các bài tập về cách viết số, số nguyên tố, tính chia hết, ước, ước chung, ƯCLN, BCNN, phương trình nguyên trong sách bài tập toán THCS và đề xuất các kiến nghị; Sưu tầm tư liệu toán học; Toán học vui; Giới thiệu các phần mềm toán học...

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w