Các quan điểm Triết học – Tâm lí về quá trình nhận thức

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 45 - 46)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

1.1.1. Các quan điểm Triết học – Tâm lí về quá trình nhận thức

Hoạt động nhận thức thế giới nói chung và nhận thức Toán học nói riêng được thực hiện bằng quá trình hoạt động tư duy, xét riêng là tư duy biện chứng và tư duy logic trong toán học.

Từ các luận điểm của C. Mac, Ph. Angghen và các kết quả nghiên cứu của các nhà Tâm lí: L. X Vưgotxki, X. L Rubinstein cho thấy: tư duy xuất hiện và vận động gắn kết với hoạt động thực tiễn của con người. Con người trở thành chủ thể của hoạt động tư duy với điều kiện họ nắm được ngôn ngữ, các khái niệm, logic học – chúng là sản phẩm của sự phản ánh khái quát kinh nghiệm của thực tiễn xã hội.

Từ cách hiểu quá trình tư duy phù hợp với những sự kiện đã tích lũy được, cho phép giải thích quá trình tâm lí cấp cao chuyên biệt của con người là quá trình chuyển hóa từ “ngoại tâm” đến “nội tâm”; nghĩa là từ tác động qua lại giữa con người với thực tiễn, giữa con người với con người, sau đó cá nhân mới thực hiện một cách độc lập.

Như vậy, tư duy là quá trình tâm lí tìm tòi và khám phá hiện thực khách quan gắn với hoạt động xã hội, liên hệ mật thiết với ngôn ngữ, là quá trình phản ánh gián tiếp khái quát hiện thực khách quan nhờ các hoạt động phân tích và tổng hợp.

Trong nghiên cứu tư duy, X. L Rubinstein đã nhấn mạnh luận điểm: “các nguyên nhân bên ngoài tác động qua những điều kiện bên trong”. Các điều kiện bên trong của tư duy được xác định bởi mức độ tích cực, các cấp độ tác động qua lại của các thao tác tư duy trong quá trình nhận thức như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. Các điều kiện kích hoạt tư duy, bao gồm đối tượng của tư duy, được hiểu là các điều kiện kích hoạt tư duy, bao gồm đối tượng của tư duy và môi trường trong đó chủ thể và khách thể tác động qua lại với nhau.

Những quan điểm tư duy xét ở trên cho phép dự tính vận dụng vào dạy học Toán theo lí thuyết hoạt động, trong đó chú trọng xen xét các vấn đề tương tác cho các hoạt động nhận thức toán học của học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w