Một số luận điểm về dạy học theo quan điểm kiến tạo

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 58 - 59)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

2.1.3. Một số luận điểm về dạy học theo quan điểm kiến tạo

Việc dạy học theo quan điểm kiến tạo dựa trên 5 luận điểm sau đây :

- Tri thức được tạo nên mốt cách tích cực bởi chủ thể nhận thức (học sinh, sinh viên) chứ không phải được tiếp thu một cách thụ động từ bên ngoài. Quan điểm trên hoàn toàn phù hợp với thực tiễn nhận thức toán học. Chẳng hạn, để học sinh có được quy tắc hình bình hành về cộng hai véctơ khác phương thì giáo viên không giới thiệu cho học sinh, sinh viên quy tắc đó mà thông qua các tình huống thực tiễn, tình huống trong nội bộ toán để học sinh khảo sát chúng; bằng các hoạt động trí tuệ như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để tự mình rút ra được quy tắc.

Ví dụ : xuất phát từ tình huống vật lí sau : một vật đang đứng yên, người ta tác động vào nó 3 lực có độ lớn bằng nhau đội một tạo với nhau một góc 120°; yêu cầu học sinh giải thích tại sao vật vẫn đứng yên.

Việc giải thích dẫn tới quy tắc hình bình hành. Cũng có thể xuất phát từ quy tắc 3 điểm (không thẳng hàng) về cộng véctơ và dựa vào khái niệm véctơ bằng nhau để dẫn tới quy tắc hình bình hành.

- Nhận thức là quá trình thích nghi chủ động với môi trường nhằm tạo nên các sơ đồ nhận thức của chính chủ thể chứ không khám phá ra một thế giới tồn tại độc lập bên ngoài chủ thể. Nói như vậy có nghĩa là người đọc không phải thụ động tiếp thu kiến thức do người khác áp đặt lên mà chính bản thân họ hoạt động kiến tạo kiến thức mới.

- Kiến thức và kinh nghiệm mà cá nhân học sinh sinh viên thu nhận được phải phù hợp với những yêu cầu mà tự nhiên, xã hội đặt ra. Luận điểm này hướng việc dạy cần gắn với các nội dung, thực tiễn phù hợp với trình độ nhận của học sinh, đáp ứng những nhu cầu xã hội đặt ra.

- Kiến thức được học sinh kiến tạo thông qua con đường được mô tả theo sơ đồ sau :

Kiến thức và kinh nghiệm đã có là nền tảng làm nảy sinh kiến thức mới. Quan điểm này dựa trên ý tưởng tư duy phù hợp với kiến thức đã có. Trên cơ sở kiến thức kinh nghiệm đã có, học sinh thực hiện các phán đoán, nêu các giả thuyết và tiến hành hoạt động kiểm nghiệm kết quả bằng con đường suy diễn logic. Nếu giả thuyết; phán đoán không đúng thì phải tiến hành điều chỉnh lại phán đoán và giả thuyết, sau đó kiểm nghiệm lại để đi đến kết quả mong muốn, dẫn đến sự thích nghi với tình huống và tạo ra kiến thức mới, thực chất là tạo ra sơ đồ nhận thức mới cho bản thân. Theo sơ đồ này thì việc kiến tạo kiến thức là hoạt động độc lập sáng tạo của học sinh.

- Song song với việc hình thành kiến thức là sự hình thành các hành động trí tuệ. Mỗi một kiến thức được hình thành đồng thời với việc học sinh sinh viên chiếm lĩnh được cách thức tạo ra kiến thức đó (tri thức về phương pháp); nghĩa là hình thành các thao tác trí tuệ tương ứng. Điều đó nói lên rằng mỗi khái niệm toán học, mỗi quy luật toán học cần được lí giải tường minh trước khi tiến hành tổ chức ở học sinh sinh viên để họ hành động với từng nhiệm vụ cụ thể, giải quyết từng nhiệm vụ cho tới khi hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w