Các biểu hiện năng lực tự học của sinh viên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 87 - 88)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

5.3. Các biểu hiện năng lực tự học của sinh viên

Theo Từ điển tiếng Việt thì năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan có

sẵn để thực hiện một hoạt động nào đó.

Năng lực của con người là tổng hợp những phẩm chất tâm sinh lý, tạo cơ sở khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó ở mức độ cao.

Phẩm chất (đức) và năng lực (tài) là hai bộ phận tạo nên nhân cách của mỗi con người, nói riêng là người giáo viên toán. Phẩm chất liên hệ với hệ thống các thuộc tính tâm lý biểu hiện các mối quan hệ xã hội cụ thể của một con người, thường được biểu hiện ở những cảm xúc, thái độ, hành vi ứng xử. Còn năng lực liên hệ với hệ thống những thuộc tính tâm lý, sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. Phẩm chất và năng lực hòa quyện vào nhau, chi phối lẫn nhau. Năng lực bao giờ cũng bộc lộ trong hoạt động và gắn liền với một số kỹ năng tương ứng. Năng lực có tính tổng hợp, khái quát. Còn kỹ năng có tính cụ thể, riêng lẻ.

Xu hướng hiện đại của các chương trình đào tạo giáo viên là chuyển từ đào tạo kiến thức là chủ yếu (theo từng chuyên ngành trong hệ thống các khoa học) sang mục tiêu đào tạo các năng lực trong đó có năng lực tự học, tự nghiên cứu, bảo đảm cho sinh viên tốt nghiệp hành động có hiệu quả trong các hoạt động nghề nghiệp. Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu là một trong những mục

tiêu đào tạo quan trọng của công tác đào tạo người giáo viên nói chung, người giáo

viên toán nói riêng.

Năng lực tự học của sinh viên sư phạm toán là khả năng thực hiện hoạt động học tập chuyên môn và nghiệp vụ môn toán với chất lượng cao.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w