Quan điểm kiến tạo trong dạy học

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 57 - 58)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

2.1.2. Quan điểm kiến tạo trong dạy học

Khoa học luận coi bản chất của quá trình học tập của học sinh, sinh viên là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của người học. Quá trình của học sinh, sinh viên trong dạy học môn Toán tuân thủ theo phương pháp luận nhận thức : từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ trừu tượng trở về thực tiễn; trong đó để nhận thức toán học, con đường đi từ trực quan đến trừu tượng thường diễn ra bằng quá trình mô hình hóa các quan hệ, hiện tượng của hiện thực khách quan. Cần nhấn mạnh rằng quá trình nhận thức của học sinh có những nét khác biệt với các nhà khoa học. Quá trình đó được tổ chức và hình thành bằng các phương pháp sư phạm. Sản phẩm được học sinh tìm ra là cái mới đối với họ lấy được từ kho tàng tri thức của nhân loại.

Có nhiều quan niệm khác nhau về dạy học theo quan điểm kiến tạo, tuy nhiên, đứng trên quan điểm dạy học Toán cần nhấn mạnh hai khái niệm : dạy và học.

- Học theo quan điểm kiến tạo là hoạt động của học sinh, sinh viên dựa vào những kinh nghiệm của bản thân, huy động chúng vào quá trình tương tác với các

tình huống, tiêu hóa chúng và rút ra được điều cần hình thành. Theo quan điểm của thuyết kiến tạo, các tri thức nhất thiết là một sản phẩm của một hoạt động nhận thức của chính con người. Bằng cách xây dựng trên các kiến thức đã có, học sinh và sinh viên có thể nắm bắt tốt hơn các khái niệm, các quy luật đi từ nhận biết sự vật sang hiểu nó và phát hiện kiến thức mới. Kiến thức kiến tạo được khuyến khích tư duy phê phán, nó được phép học sinh sinh viên tích hợp được các khái niệm, các qui luật theo nhiều cách khác nhau. Khi đó họ có thể trình bày khái niệm, quan hệ, kiểm chứng chúng, bảo vệ và phê phán về các khái niệm, các quan hệ được xây dựng.

- Dạy theo quan điểm kiến tạo là thầy không đọc bài giảng, giải thích hoặc nỗ lực chuyển tải kiến thức toán học mà là người tạo tình huống cho học sinh; thiết lập các tình huống cho học sinh sinh viên; thiết lập các cấp trúc cần thiết. Thầy là người xác nhận kiến thức, là người thể chế hóa kiến thức cho học sinh sinh viên.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w