Việc học tập, nghiên cứu ngoại ngữ, tin học

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 111 - 112)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

5.4.3.7.Việc học tập, nghiên cứu ngoại ngữ, tin học

Việt Nam đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chúng ta không thể tách biệt, thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của quá trình này. Dù muốn hay không, sớm hoặc muộn cũng phải hòa nhập vào dòng chảy chung thế giới hiện đại. Muốn vậy, chúng ta phải có tiềm lực, có phương tiện và nhân lực để tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại của thế giới. một trong những công cụ có giá trị để phát hiện và lĩnh hội trực tiếp cái mới đó là ngoại ngữ và tin học.

Có thể nói rằng hiện nay cũng như sau này, ngoại ngữ và tin học ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong tiến trình của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật của thời đại nói chung, sự đổi mới của đất nước nói riêng. Chính vì thế, sinh viên các trường CĐSP, ĐHSP phải có thái độ đúng đắn đối với việc học tập, nghiên cứu ngoại ngữ, tin học. Phải coi đây là công cụ của thời đại, phải biến nó thành phương tiện hữu hiệu để hòa nhập vào cộng đồng và chiếm lĩnh cái mới. Có nhiều biện pháp để học tốt ngoại ngữ và tin học nhưng điều cốt lõi là phải thường xuyên giao tiếp và thực hành.

Thực tiễn hiện nay cho thấy, sinh viên các trường CĐSP, ĐHSP đều được học ít nhất một ngoại ngữ, phổ biến là Anh Văn và một phần tối thiểu về tin học. Tuy nhiên, chất lượng đạt được còn rất nhiều hạn chế. Phần đông sinh viên có tâm trạng học để đối phó với các kỳ thi cử, chưa thấy hết lợi ích trước mắt và lâu dài của

ngoại ngữ và tin học đối với hoạt động nghề nghiệp trong xã hội hiện đại. Bởi vậy học xong nhưng không vận dụng được và khi ra trường thì hầu như đã quên hết.

Lịch sử đã ghi lại một tấm gương điển hình về việc học tập ngoại ngữ của Ph.Angghen. Ông đã biết hơn 20 thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, La Tinh, Đan Mạch…, trong đó có nhiều thứ tiếng ông nói được lưu loát, còn những thứ tiếng khác ông có thể đọc và viết thư trao đổi. Năm 70 tuổi ông còn học tiếng Bun-ga-ri để giúp phong trào cách mạng Bun-ga-ri. Đối với Angghen và Mác, biết thêm một thứ tiếng là “thêm một vũ khí đấu tranh”. Bác Hồ kính yêu của chúng ta là người đã dùng thông thạo các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nga.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 111 - 112)