Năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 90 - 91)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

5.3.2.Năng lực giải quyết vấn đề

Hoạt động học được tiến hành trong những tình huống giáo dục hoặc học tập, cần được kế hoạch hóa trong chương trình, trong đơn vị dạy học ứng với mục tiêu xác định. Đối với sinh viên Toán, việc GQVĐ không phải giải quyết từng bài toán lẻ tẻ, mà tiến hành giải quyết những tình huống học tập ứng với mục tiêu xác định, một hệ thống kỹ năng, thái độ rõ ràng. Những thành phần chủ yếu của một vấn đề học tập là: Nội dung của môn học hoặc chủ đề; tình huống khởi đầu; hoạt động trí tuệ của SV trong việc GQVĐ ; kết quả hoặc sản phẩm hoạt động; đánh giá kết quả. Người ta thường chia bước, chia giai đoạn để GQVĐ. Chẳng hạn, John Dewey chia

5 bước: Tìm hiểu vấn đề ; xác định vấn đề ; đưa ra những giả thuyết khác nhau để GQVĐ ; xem xét hệ quả của từng giả thuyết dưới ánh sáng của kinh nghiệm trước

đây; thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất. Còn Kudriasev thì chia ra 4 giai đoạn (1975): Sự xuất hiện của chính vấn đề và những kích thích đầu tiên thúc đẩy chủ thể

GQVĐ; chủ thể nhận thức sâu sắc và chấp nhận vấn đề cần giải quyết; quá trình tìm

kiếm lời giải cho vấn đề đã được chấp nhận giải quyết, lý giải, chứng minh, kiểm tra; tìm được kết quả cuối cùng và đánh giá kết quả tìm được.

Theo Anderson thì bản chất mọi hoạt động nhận thức đều là quá trình GQVĐ. Mỗi quá trình GQVĐ đều sử dụng những thao tác trí tuệ và hướng đến những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đều có thể được chia nhỏ thành những mục tiêu thành phần. GQVĐ chính là quá trình thực hiện các thao tác trí tuệ để chiếm lĩnh

những mục tiêu thành phần và từ đó chiếm lĩnh mục tiêu cuối cùng. Anderson nhấn mạnh vai trò của việc xác định và biểu đạt đúng vấn đề cần giải quyết. Thành công của việc GQVĐ phụ thuộc rất nhiều vào tính đúng đắn trong xác định vấn đề và vào cách thức biểu diễn vấn đề để có thể sử dụng những thao tác trí tuệ một cách phù hợp nhất.

Năng lực GQVĐ bao gồm: khả năng trình bày giả thuyết; xác định cách thức và lập kế hoạch GQVĐ; khảo sát các khía cạnh, thu thập và xử lý thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến nghị và kết luận. Cần coi trọng dạy cho sinh viên kỹ thuật

GQVĐ, vì kỹ thuật GQVĐ vừa là công cụ nhận thức, nhưng đồng thời là mục tiêu của việc dạy cho họ phương pháp tự học.

Ta có sơ đồ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN (Trang 90 - 91)