III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM
2.1.4. Các loại kiến tạo trong dạy học
Trong dạy học Toán nói riêng, dạy học nói chung, hoạt động kiến tạo được phân thành hai loại : kiến tạo cơ bản và kiến tạo xã hội.
a) Kiến tạo cơ bản
Theo nghĩa hẹp, kiến tạo cơ bản thể hiện ở chỗ cá nhân tìm kiếm tri thức bản thân trong quá trình đồng hóa và điều ứng, có nghĩa là chủ thể nhận thức bằng cách
KT và kinh nghiệm đã có Phán đoán giả thuyết Kiểm nghiệm Thích nghi Kiến thức mới Thất bại
tự mình thích nghi với môi trường, sinh ra những mâu thuẫn, những khó khăn và những sự mất cân bằng.
Theo nghĩa rộng, kiến tạo cơ bản khẳng định rằng tri thức không được thu nhận một cách bị động mà do chính chủ thể tích cực xây dựng nên. Mặt khác, mục đích của quá trình nhận thức của học sinh, sinh viên là quá trình tái tạo lại tri thức của cộng đồng; những hiểu biết của bản thân được lấy từ kho tàng tri thức của nhân loại và được sàng lọc cho phù hợp với từng đối tượng học sinh sinh viên. Do vậy mà phải quan niệm trong môi trường học đường đối với học sinh sinh viên, nhận thức là quá trình thích nghị chủ động với môi trường nhằm mục đích tạo dựng văn hóa toán học của chính mỗi học sinh và sinh viên chứ không phải là khám phá một thế giới độc lập đang tồn tại ngoài ý thức của chủ thể. Như vậy kiến tạo cơ bản đề cao vai trò của cá nhân trong quá trình nhận thức và cách thức cá nhân xây dựng tri thức cho bản thân. Kiến tạo cơ bản quan tâm đến quá trình chuyển hóa bên trong của cá nhân trong quá trình nhận thức và coi trọng kinh nghiệm của mỗi cá nhân, nhấn mạnh vai trò chủ động của người học.
b) Kiến tạo xã hội
Kiến tạo xã hội là quan điểm nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố văn hóa, các điều kiện xã hội và tác động của chúng đến sự kiến tạo nên tri thức của xã hội loài người. Kiến tạo xã hội đặt cá nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực xã hội trong quá trình tạo nên nhận thức cho bản thân. Kiến tạo xã hội xem nhân cách của chủ thể được hình thành thông qua tương tác giữa họ với người khác và điều này cũng quan trọng như những quá trình nhận thức mang tính cá nhân của họ. Kiến tạo xã hội không chỉ nhấn mạnh đến tiềm năng tư duy, tính chủ động, tính tích cực của bản thân người học trong quá trình kiến tạo tri thức mà còn nhấn mạnh đến khả năng đối thoại; tương tác, tranh luận của học sinh, sinh viên với nhau trong việc kiến tạo và công nhận kiến thức. Điều vừa nói trên phù hợp với quan điểm xem tư duy như một phần của hoạt động mang tính xã hội của các cá nhân trong xã hội đó.