III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM
5.3.3. Năng lực tư duy quyết định đúng (kiến thức, cách thức, con đường, giải pháp, ) từ quá trình phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề
đường, giải pháp,...) từ quá trình phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề
Quyết định bắt nguồn ở vấn đề, có vấn đề mới cần đến quyết định. Giải quyết vấn đề (GQVĐ) là mục đích, nhưng GQVĐ đến mức độ nào thì lại là vấn đề mục tiêu. Do đó, bước thứ hai của tư duy quyết định đúng là xác định một mục tiêu thích hợp. Xác định mục tiêu để GQVĐ xong thì vạch phương án ra quyết định thích hợp. Cần phải có nhiều phương án giải quyết để lựa chọn. Đây là năng lực quan trọng cần cho sinh viên đạt đến những kết luận đúng của quá trình GQVĐ, hay nói cách khác, các tri thức cần lĩnh hội sau khi GQVĐ sẽ có được một khi chính bản thân sinh viên có năng lực này. Năng lực này bao gồm các kỹ năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, kỹ năng lựa chọn, hình thành kết quả và đề xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng. Có thể có sơ đồ sau:
PHVĐ Xác định mục tiêu Vạch phương án Lựa chọn phương án Sơ đồ Năng lực tư duy quyết định
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TRÌNH BÀY GIẢ THUYẾT XÁC ĐỊNH CÁCH GIẢI QUYẾT XÁC ĐỊNH CÁCH LẬP KẾ HOẠCH
THU THẬP XỬ LÝ THÔNG TIN
KHẢO SÁT CÁC KHÍA CẠNH ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
Ví dụ : Tiếp tục ví dụ nêu ở mục trên, sau khi đã GQVĐ tương đối rõ, sinh viên cần đi đến xác định các kết luận. Chúng ta có thể áp dụng PPDH theo dự án
cho học sinh lớp Sáu để dạy bài ƯSCLN và BSCNN. Với việc áp dụng kỹ thuật công nghệ để dạy học, thì việc soạn giáo án và lên lớp theo trình tự các bước như trước đây không phù hợp nữa. Rõ ràng, công nghệ thông tin và truyền thông đã mở ra một cách dạy học mới, hiệu quả, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Cần phải thay đổi cách soạn bài, thay đổi cách tổ chức giao tiếp giữa thầy và trò cho phù hợp.