Họat động mua bán ngoại tệ: Doanh số mua ban ngoại tệ đạt kết quả rất tốt Năm 2010 tổng giá trị đạt 98.611.181 USD tăng 1.35 lấn so với năm trước đó Năm

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh phan bội châu (Trang 38 - 40)

2010 tổng giá trị đạt 98.611.181 USD tăng 1.35 lấn so với năm trước đó. Năm 2011 tổng giá trị đạt 123.263.976 USD tăng 1.26 so năm 2005. Năm 2012 đạt tổng giá trị là 144.543.811 USD tăng 17,26% so với năm 2011. Tuy tình hình kinh tế khó khăn nhưng hoạt động mua bán ngoại tệ vẫn tăng đều đặn và ổn định.

b. Hoạt động thanh toán trong nước

- Chuyển tiền điện tử đạt 11.634 tỷ đồng tăng 94% so với năm 2008, sang năm 2010 đạt 16.591,44 tỷ đồng tăng 46% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 22.398,444 tỷ đồng tăng 35% so năm 2010. Và đến năm 2012 là 25.921,343 tỷ đồng tăng 15,73% so với năm 2011.

- Thanh toán điện tử liên NH: Năm 2009 đạt 4.629 tỷ đồng tăng 2.3 lần so với năm 2008. Năm 2010 đạt 7.637,85 tỷ đồng tăng 1.65 lần so với năm 2009. Năm 2011 đạt 7.921,11 tỷ đồng và năm 2012 lên tới 8.567,77 tỷ đồng tăng 8,16% so với năm 2011 - Kết quả trên là một điều hết sức đáng mừng, đối với nền kinh tế. Làm giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt cho nền kinh tế (đặc biệt thu chi bằng tiền mặt của chi nhánh Phan Bội Châu năm 2009 là 2.768 tỷ đồng, giảm 254 tỷ đồng so năm 2008), giúp nhà nước phần nào kiểm soát được lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế.

- Hoạt động thanh toán trong và ngoài nước ra đời không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của NH mà đã đóng góp không nhỏ vào kết quả kinh doanh chung của toàn chi nhánh Phan Bội Châu NHTM cổ phần Kỹ Thương. Qua triển khai, chi nhánh Phan Bội Châu đã không ngừng hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế, trong nước.

- Chi nhánh đã từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và cơ chế chính sách phát triển các hoạt động thanh toán và mua bán ngoại tệ , chi nhánh Phan Bội Châu đã triển khai nhiều văn bản, cơ chế chính sách nhằm phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu như cho vay ưu đãi tài trợ xuất nhập khẩu qua đó chi nhánh thực hiện quản lý nguồn ngoại tệ xuất khẩu của khách hàng, ràng buộc khách hàng thực hiện hợp đồng bán ngoại tệ cho chi nhánh theo đúng cam kết. Trong bối cảnh khó khăn về nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, chi nhánh đã triển khai tốt cơ chế thu hút ngoại tệ . Qua đó chi nhánh đã thu hút được lượng ngoại tệ từ khách hàng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán tại chi nhánh mà còn cân đối nguồn ngoại tệ bán cho Trụ sở chính Techcombank

- Bên cạnh đó, chi nhánh thực hiện ưu đãi về phí dịch thanh toán như phí mở L/C, thanh toán chứng từ, tu chỉnh, chuyển tiền… Ngoài ra còn miễn phí cho việc kết nối khách hàng qua việc đăng nhập vào Internet banking, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Chi nhánh cũng đã xây dựng phương án phát triển hoạt động thanh toán quốc tê, đề ra các giải pháp thiết thực để đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế trong cả nước.

2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng.2.2.1. Bối cảnh phát triển chung của hệ thống ngân hàng 2.2.1. Bối cảnh phát triển chung của hệ thống ngân hàng

- Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, để tồn tại và đứng vững trên thị trường các NH cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ các NH trong nước mà còn phải cạnh tranh với các NH tập đoàn xuyên quốc gia. Đối với các NH, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các NH không đủ NLCT để đứng vững trên thị trường. Mặt khác cạnh trạnh buộc các NH phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công đang phát triển nhanh nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con người thì vô tận, luôn có “ngách thị trường” đang chờ các nhà NH tìm ra và thỏa mãn. Do vậy các NH phải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực kinh doanh của NH để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong cuộc

- Trong thời đại ngày nay khi mà hàng giờ có hàng nghìn NH được thành lập, cũng chừng đó NH bên bờ phá sản. Khi mà cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, khốc liệt đòi hỏi mọi NH phải ý thức được điều này và trang bị cho mình những NLCT bền vững nếu không muốn tụt hậu hoặc phá sản. Nếu không có cạnh tranh mọi NH sẽ bảo thủ, không năng động, không phát triển gây lãng phí các nguồn lực. Đất nước Việt Nam đã gia nhập vào WTO, điều đó có nghĩa là cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nếu chúng ta không nâng cao sức cạnh tranh thì chúng ta sẽ bị đánh bật ngay trên đất nước mình chứ chưa nói đến việc vươn ra thị trường thế giới. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho mỗi NH góp phần nâng cao cạnh tranh cho quốc gia về mọi mặt: kinh tế, chính trị,….từ đó nâng cao vị thế của chúng ta trên trường quốc tế.

2.2.2. Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Techcombank chi nhánh Phan Bội Châu. chi nhánh Phan Bội Châu.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam chi nhánh phan bội châu (Trang 38 - 40)