Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, trách nhiệm của cơ sở, của hệ thống chính trị ở xã

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 90 - 95)

- Tổ chức công đoàn xã:

3.2.1.Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, trách nhiệm của cơ sở, của hệ thống chính trị ở xã

trò, trách nhiệm của cơ sở, của hệ thống chính trị ở xã

Thực tiễn việc đổi mới HTCT cấp xã ở tỉnh Lào Cai những năm qua cho thấy, ở nơi nào, địa phương nào chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của HTCT cấp xã sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động lãnh chỉ đạo và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những khuynh hướng nhận thức sai lầm thường là: khuynh hướng coi nhẹ cơ sở, coi cấp xã là cấp vi mô, nhỏ nhất nên thiếu sự quan tâm, đầu tư phát triển. Cách hiểu này làm cho cấp xã thụ động, trì trệ, ỷ lại vào cấp trên. Khuynh hướng thứ hai lại tuyệt đối hóa vai trò của cơ sở, coi cơ sở là tất cả, vì thế giao cho xã quá nhiều nhiệm vụ, hơn nữa lại không kèm theo những điều kiện đảm bảo, đã làm cho xã rơi vào tình trạng “quá tải”, không thực hiện được.

Nâng cao nhận thức sẽ giúp nhân dân hiểu rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của Đảng bộ xã, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cũng như các tổ chức chính trị - xã hội trong thực tiễn ở xã, nhất là thực tiễn thực hiện dân chủ, nâng cao quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời hiểu rõ quyền, trách nhiệm của mình đối với công cuộc đổi mới của đất nước, đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Từ nhận thức đến cảm nhận thực tế về HTCT của dân, do dân và vì dân sẽ nâng cao tính tự giác của dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Đây chính là một trong những chỉ số về ý thức chính trị của dân, thước đo hiệu quả về quyền dân chủ và làm chủ thực tế của nhân dân trong đời sống hiện thực, một chỉ báo quan trọng của tiến bộ xã hội.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của HTCT ở xã cũng giúp mỗi cán bộ, đảng viên thuộc hệ thống hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của chính mình với tư cách là những người được nhân dân tin tưởng, uỷ quyền trong thực thi quyền lực, trong thực thi dân chủ, nâng cao quyền dân chủ và trách nhiệm của họ chính là làm tròn nghĩa vụ với hai tư cách là công dân và người được uỷ quyền

3.2.2. Tăng cường đổi mới, kiện toàn tổ chức đảng ở các xã vùng

đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

Về tổ chức:

- Tăng thêm 01 đến 02 phó bí thư xã so với quy định chung hiện nay đối với những xã vùng xâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, những xã có địa bàn rộng, nhiều thành phần dân tộc chung sống và để rèn luyện và phục vụ công tác luân chuyển, đào tạo cán bộ theo quy hoạch. Tăng 01 cán bộ văn phòng cấp ủy cho những đơn vị có trên 100 đảng viên.

- Cần trẻ hóa đội ngũ Bí thư chi bộ trên địa bàn xã. Đối với những chi bộ ghép nếu đủ điều kiện thì tách thành chi bộ độc lập, nhằm tạo điều kiện cho các chi bộ hoạt động thuận lợi, có hiệu quả hơn, đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ đối với các công tác của nông thôn.

Về nội dung:

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; tiếp tục quán triệt sâu rộng Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X và Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy Lào Cai tới cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.

Đảng ủy xã phải thường xuyên làm tốt công tác chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong đảng bộ, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, quán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới, phát huy truyền thống cách mạng vốn có của đồng bào các dân tộc, thực hiện đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong xã. Nắm chắc diễn biến tình hình ở

địa phương, lãnh đạo cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc đề cao cảnh

giác trước những âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, vạch trần những luận điệu xuyên tạc, lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch nhằm củng cố vững chắc trận địa tư tưởng ở xã.

Tăng cường công tác điều tra, khảo sát, nắm bắt dư luận xã hội, nhất là những diễn biến tư tưởng của các tầng lớp nhân dân để kịp thời có những chủ trương, biện pháp giải quyết, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn.

Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, xây dựng đội ngũ làm công tác tuyên giáo ngày càng vững mạnh.

- Cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo nội dung Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Hướng dẫn số 05- HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương; nâng cao kỹ năng điều hành của cấp ủy, của bí thư chi bộ. Thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình; mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Thực hiện tốt Chỉ thị số 03-

CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tới tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân.

- Chú trọng công tác kết nạp đảng viên và phát triển tổ chức đảng, nhất là ở các thôn bản chưa có đảng viên, chưa có tổ chức đảng hay đảng viên là nữ, là người dân tộc còn ít. Cải cách thủ tục hành chính trong công tác thẩm tra lý lịch kết nạp đảng viên. Tuyên truyền giáo dục tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân nhằm nâng cao nhận thức về công tác phát triển đảng viên. Các cấp ủy Đảng cần xây dựng các văn bản cụ thể về công tác phát triển đảng viên từng chi bộ, từng đối tượng quần chúng. Đồng thời, phải phát huy vai trò của các đoàn thể trong giáo dục phát triển đảng viên.

Làm tốt công tác tư tưởng đối với đối tượng kết nạp đảng viên. Chương trình bồi dưỡng phải sát, phù hợp, giải đáp thỏa đáng những thắc mắc, nhất là những vấn đề liên quan đến nhận thức về Đảng của đối tượng. Cần phân công đảng viên có đủ năng lực, uy tín giúp đỡ đối tượng, định kỳ nghe báo cáo về kết quả phấn đấu và đề xuất nguyện vọng; thường xuyên thăm hỏi, động viên gia đình chính sách. Thực hiện nghiêm túc thủ tục về kết nạp đảng viên theo Điều lệ Đảng và quy định của Ban tổ chức Trung ương.

- Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng bộ xã với nhân dân theo hướng phát huy dân chủ, khắc phục các biểu hiện quan liêu, xem nhẹ dân chủ hoặc bệnh dân chủ hình thức. Thực hiện dân chủ không chỉ đem lại quyền dân chủ thật sự cho nhân dân, mà trực tiếp hay gián tiếp phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.

Đảng ủy cần xây dựng kênh thông tin tiếp thu ý kiến của nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động. Đối với những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, quy hoạch sử dụng đất ở xã, kế hoạch huy động các khoản đóng góp... thì trước khi ra nghị quyết cần lấy ý kiến của nhân dân. Các hình thức

lấy ý kiến có thể là phát phiếu thăm dò, nhận và xử lý các góp ý của nhân dân. Điều này sẽ giúp nghị quyết của Đảng bộ phản ánh đúng nguyện vọng của nhân dân và tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.

Về phương thức hoạt động:

Tăng cường vai trò lãnh đạo Đảng ủy xã đối với chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp. Đảng ủy xã lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể bằng chủ trương, nghị quyết, bằng công tác cán bộ và thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát. Vì thế, đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy các xã tỉnh Lào Cai hiện nay cần:

- Đổi mới việc ra nghị quyết của đảng ủy ở các xã. Đối với những vấn đề lớn, quan trọng thì đảng bộ bàn tập thể và đề ra chủ trương, các giải pháp có tính định hướng và phân công, giao trách nhiệm cho tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể tổ chức thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm của mình. Những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền, các tổ chức đoàn thể thì tổ chức đó phải chủ động đề xuất, đảng ủy bàn và có ý kiến chỉ đạo về những nội dung quan trọng. Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc giữa bí thư và lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể, bảo đảm cho cấp ủy đảng quán xuyến được các mặt công tác ở xã.

- Công tác cán bộ phải thật sự công tâm, công khai, minh bạch, vô tư, lắng nghe ý kiến của nhân dân, của cán bộ mới có được quyết định đúng. Thông qua kết quả hoạt động thực tiễn ở địa phương để kiểm tra, phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thực hiện nghiêm túc việc thăm dò và lắng nghe ý kiến của nhân dân trước khi bầu cử cấp ủy.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành nghị quyết của đảng bộ xã, ý kiến nhận xét, đánh giá của quần chúng đối với đảng viên và tổ chức đảng thông qua việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy đối với chính quyền và các đoàn thể ở xã phải kết luận rõ ràng, chỉ rõ đúng, sai. Từ đó, biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá

nhân và tổ chức. Đồng thời, phê phán và có biện pháp xử lý thích đáng đối với cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 90 - 95)