Địa Môi trường

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 32 - 34)

Hầu hết đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai đều cư trú trên các sơn nguyên hoặc các thung lũng hẹp của hai dãy núi cổ Hoàng Liên và Con Voi. Các dãy núi này có nhiều đèo hiểm trở, khu vực đồng bào sinh sống thuộc

khối nông kiến tạo có độ chia cắt sâu từ lớn đến rất lớn. Bao gồm các cấp từ 120m đến 350m/km2 hoặc từ 200m đến 500m/km2. Địa hình vùng cao còn có mức độ chia cắt ngang trung bình từ 0.5 đến 1.5 km/km2 ở các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn, Si Ma Cai đến độ chia cắt rất lớn từ 2km2

đến 2,5 km2 ở Sa Pa… Độ dốc địa hình cao, nhiều nơi trên 250. Do ảnh hưởng của địa hình nên việc phát triển kết cấu hạ tầng, thông tin liên lạc ở các xã tỉnh Lào Cai gặp rất nhiều khó khăn.

Tỉnh Lào Cai có mạng lưới sông suối khá dày với mật độ sông suối trung bình đạt 1km/km2 . Khu vực có mật độ sông suối dày nhất là khu vực Hoàng Liên Sơn đạt chỉ số từ 1,5 km/km2 - 1,7 km/km2. Hệ thống sông suối dày vừa có điều kiện thuận lợi, lại vừa gây khó khăn cho giao thông, thông tin liên lạc. Dòng chảy chính của các sông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam (tiêu biểu là sông Hồng) tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy. Nhưng mật độ sông suối dày đặc cũng hạn chế khả năng truyền tin cũng như hữu tuyến, vô tuyến hiện nay.

Quy mô một xã ở Lào Cai rất lớn, diện tích nhiều xã bằng diện tích của một huyện đồng bằng nhưng mật độ dân cư lại thấp. Các làng, bản trong xã thường rất phân tán, cách xa nhau, có bản cách trung tâm xã bằng cả ngày đường đi bộ. Giao thông kém phát triển, quy mô địa bàn lại rộng, địa hình phức tạp đã làm cho việc quản lý điều hành, tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị xã đến các thôn bản đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Tình trạng du canh, du cư của đồng bào tuy đã giảm nhưng vẫn còn tồn tại ở một số nơi, tỷ lệ mù chữ còn khá cao ở một số tộc người. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch với nhiều âm mưu, thủ đoạn đang lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để kích động một bộ phận nhân dân các dân tộc, tập hợp lực lượng gây mất trật tự an ninh trên địa bàn. Tất cả những đặc điểm trên làm cho hệ thống chính trị các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai vốn có những khó khăn đặc thù, nay lại chịu thêm nhiều tác động mới mẻ, nhạy cảm và phức tạp.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 32 - 34)