Vấn đề thực hiện cơ chế nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã và việc bổ sung thêm cán bộ chuyên trách tại các xã vùng đồng

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 75 - 77)

- Tổ chức công đoàn xã:

2.3.2. Vấn đề thực hiện cơ chế nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã và việc bổ sung thêm cán bộ chuyên trách tại các xã vùng đồng

UBND xã và việc bổ sung thêm cán bộ chuyên trách tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.

Về vấn đề thứ nhất, hiện cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến đề nghị chưa nên thực hiện cơ chế nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã. Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng đã đến lúc cần phải thực hiện cơ chế này. Về vấn đề này, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Trung ương Đảng cho rằng đây là vấn đề mới và cũng không phù hợp với Hiến pháp hiện hành cho nên chỉ thực hiện thí điểm ở một số địa bàn và trên cơ sở tổng kết thí điểm sẽ xem xét thực hiện chính thức chủ trương này cùng với việc xem xét sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Theo chúng tôi, việc để nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND xã là hết sức cần thiết và phù hợp với quá trình dân chủ hóa về chính trị và mở rộng cơ chế dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai hiện nay với những đặc thù: điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí thấp; vấn đề dân tộc, tôn giáo còn diễn biến hết sức phức tạp; năng lực của cán bộ xã còn chưa cao…, vì thế chưa thể áp dụng cơ chế để nhân dân bầu trực tiếp chức danh Chủ tịch UBND xã. Vấn đề hiện nay của HTCT cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai là cần phải tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân, tiếp tục nâng cao ý thức và trình độ dân chủ, trình độ pháp luật trong nhân dân, làm cơ sở để thực hiện tốt chủ trương này trong tương lai.

Vấn đề thứ hai là, trong quá trình đổi mới HTCT cấp cơ sở nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tình Lào Cai nói riêng là việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ. Về vấn đề này, qua tìm hiểu ở các xã cho thấy, cần phải có cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra (chứ không phải kiêm nhiệm như hiện nay). Bởi lẽ hiện nay, ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, thị và tương đương trở lên đều có cơ quan giúp việc và có cán bộ chuyên trách; riêng ủy ban kiểm tra của Đảng ủy các xã lại không có cơ quan giúp việc và chưa có cán bộ chuyên trách nên hoạt động rất khó khăn, nhất là đối với những đảng bộ có đông đảng viên. Do đó, cần phải nghiên cứu để có sự sắp xếp, bố trí lại cán bộ

nhằm tăng cường sức mạnh cho ủy ban kiểm tra ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tình Lào Cai trong công tác kiểm tra, giám sát.

Ngoài ra, ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tình Lào Cai, với 80% dân số sống ở vùng nông thôn, vùng cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cho nên, quản lý và tổ chức phát triển kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động của UBND các xã này; một số xã còn có thêm nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ rừng, rừng đầu nguồn. Do vậy, trong bộ máy giúp việc UBND các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tình Lào Cai rất cần có thêm cán bộ công chức giúp UBND xã thực hiện các nhiệm vụ này, phù hợp với đặc thù của các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w