Vấn đề nhất thể hóa hai chức danh bí thư Đảng bộ xã và chủ tịch UBND xã trong hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 72 - 75)

- Tổ chức công đoàn xã:

2.3.1. Vấn đề nhất thể hóa hai chức danh bí thư Đảng bộ xã và chủ tịch UBND xã trong hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc

tịch UBND xã trong hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.

Việc nhất thể hoá hai chức danh bí thư cấp uỷ và chủ tịch UBND là một chủ trương mới nằm trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp. Cho đến nay, vẫn còn

có các ý kiến trái chiều về vấn đề này:

Có ý kiến cho rằng: về mặt tổ chức bộ máy, cần có sự rạch ròi trong phân công, phân nhiệm, không thể “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Khoa học tổ chức đã chứng minh một người khó hoàn thành cùng một lúc những nhiệm khác nhau. Không thể vừa là cấp ủy vừa là chính quyền vì không thể tự kiểm tra, tự giám sát mình một cách khách quan được. Việc hợp nhất hai chức danh trên đã làm vô hiệu hóa chức năng của nhau, nhất là chức năng kiểm tra, giám sát. Không làm tốt chức năng này thì làm sao kịp thời phát hiện những sai sót, tiêu cực.

Ngược lại, có ý kiến lại cho là một người đảm nhiệm hai chức danh Đảng và chính quyền sẽ tiện cho việc quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, triển khai thực hiện nghị quyết của các cấp bộ Đảng được nhanh chóng, hiệu quả hơn, hạn chế khâu trung gian, khắc phục được tình trạng “tam sao thất bản” trong thực hiện nghị quyết. Việc nhất thể hoá hai chức danh trên cũng khắc phục được sự thiếu thống nhất trong nhận định, đánh giá tình hình, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo giữa bí thư và chủ tịch UBND, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, khắc phục tình trạng “tranh công đổ lỗi”; tạo điều kiện thuận lợi cho người đứng đầu chính quyền có nhiều cơ hội phát huy năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để thực hiện thắng lợi nghị quyết; đồng thời làm giảm cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, gắn chặt công tác xây dựng Đảng với củng cố, xây dựng hệ thống chính quyền các cấp, khắc phục tình trạng “lấn sân”, bao biện làm thay, hoặc tách rời, biệt lập giữa bí thư cấp uỷ với chủ tịch UBND cùng cấp…

Qua thực tiễn làm thí điểm bí thư Đảng bộ xã đồng thời là chủ tịch UBND xã tại xã Long Phúc của huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai từ năm 2009 đến nay, cho chúng ta những kết quả ban đầu rất khả quan. Là một xã vùng II, đảng bộ xã Long Phúc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt trong sạch vững mạnh. Sau một thời gian thí điểm, thực tiễn cho thấy:

Từ khi thực hiện thí điểm, việc triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ được tiến hành nhanh, nhất quán và có hiệu quả hơn. Việc điều hành, kiểm tra, giám sát công việc khối chính quyền thuận lợi hơn, giải quyết công việc kịp thời và chủ động, linh hoạt. Đồng chí Bí thư - Chủ tịch nắm chắc hơn các hoạt động của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển trên các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Xử lý kịp thời những vướng mắc, phát sinh, lệch lạc trong quá trình tổ chức thực hiện. Bộ máy gọn, sự lãnh đạo, điều hành thông suốt, giảm khâu trung gian.

Bí thư đảng uỷ đồng thời là chủ tịch UBND có thuận lợi trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công việc, không còn chồng chéo, lấn sân giữa vai trò lãnh đạo của Đảng bộ với vai trò quản lý, điều hành của chính quyền. Bí thư đồng thời là chủ tịch trực tiếp nắm chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, biết rõ hơn tình hình của xã cùng Ban Thường vụ đảng uỷ đề ra chương trình hành động, kế hoạch sát với thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, chỉ đạo, điều hành chính quyền, đoàn thể tổ chức thực hiện. Trước đây, từ khi họp bàn quyết định đến khi triển khai thực hiện phải qua nhiều khâu, nhiều bước, có khi cả tháng, nay rút ngắn, có khi chỉ từ hai đến ba ngày. Việc áp dụng mô hình này trong nhiều trường hợp đã giảm được khâu truyền đạt, báo cáo, xin ý kiến, tránh được hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm.

Mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch UBND tuy mới đi vào hoạt động nhưng bước đầu đã khẳng định có kết quả rõ nét về tăng cường sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và huy động sức mạnh của các đoàn thể, giảm bớt thủ tục hành chính từ đó tạo bước phát triển nhanh hơn.

Để tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, Đảng uỷ xã đã ban hành quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ. Trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể Ban chấp hành, Ban thường vụ; nhiệm vụ quyền

hạn của từng cá nhân uỷ viên Ban chấp hành, của Bí thư đảng uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND, của phó bí thư thường trực đảng uỷ, chủ tịch HĐND, của phó chủ tịch UBND; mối quan hệ của đảng uỷ với HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức đoàn thể; chế độ làm việc và phương pháp công tác của ban chấp hành. Tuy thời gian đầu việc thực hiện trên còn gây “nhầm lẫn” trong việc thực thi quyền lãnh đạo và điều hành, nhất là những tình huống cụ thể, song dần dần công việc rõ hơn và “chạy” hơn.

Vì vậy theo chúng tôi, nhất thể hoá hai chức danh bí thư cấp uỷ và chủ tịch UBND xã thì rất tốt và có thể thực hiện được. Tuy nhiên, bộ máy của Đảng khác bộ máy chính quyền, chức danh bí thư cấp uỷ cũng khác với chức danh người đứng đầu UBND xã. Khi nhất thể hoá hai chức danh trên thì những khác biệt lại tích hợp trong một con người cụ thể. Vì thế, nếu người cán bộ được lựa chọn đảm nhiệm hai chức danh trên mà thiếu những kiến thức, phẩm chất, năng lực toàn diện thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền xã. Một người đảm nhiệm hai chức danh chủ chốt của hai tổ chức nòng cốt trong hệ thống chính trị cấp xã sẽ dẫn đến quá tải về công việc, tham gia hội họp, sự vụ hành chính nhiều sẽ hạn chế sâu sát cơ sở, dễ xuất hiện xu hướng quan liêu, hành chính hoá công tác lãnh đạo, điều hành của cả tổ chức Đảng và tổ chức chính quyền. Vì vậy, người được lựa chọn đảm nhận hai chức danh trên phải là người có đầy đủ uy tín, phẩm chất đạo đức, năng lực, kiến thức, nghiệp vụ toàn diện, thì mới bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị, chức trách được giao. Nhưng nếu chưa đủ cơ chế, điều kiện để chọn thực sự được "người đứng đầu" thì rất không nên "ép" vì như thế sẽ khó mà kiểm soát được những việc làm sai.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 72 - 75)