Kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai phải có hình thức, bước đi và cách làm phù hợp

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 89 - 90)

- Tổ chức công đoàn xã:

3.1.4.Kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai phải có hình thức, bước đi và cách làm phù hợp

thiểu số tỉnh Lào Cai phải có hình thức, bước đi và cách làm phù hợp

Kiện toàn HTCT cấp xã là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, vì nó đụng chạm đến tổ chức, bộ máy và từng cá nhân. Khi nói đến chính trị là nói đến quyền lực vì nó không thể không đụng chạm đến những biểu hiện trực tiếp của quyền lực: chức vụ, vị thế chính trị - xã hội và lợi ích. Các quan hệ chính trị là những quan hệ có tính đặc thù và rất phức tạp khi nó biểu hiện trong môi trường kinh tế - xã hội ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai còn mang nặng tính tiểu nông, dòng họ, thân tộc, phong tục, tập quán lạc hậu. Những yếu tố này đang níu kéo, cản trở những lực lượng tiến bộ: cán bộ, đảng viên, thanh niên, trí thức. Vì vậy, khi tiến hành đổi mới, kiện toàn HTCT cấp xã phải hết sức thận trọng, kiên trì, không được vội vã, chủ quan, nóng vội, không được làm bừa, làm ẩu; phải chú ý đến những đặc điểm và điều kiện lịch sử cụ thể của từng xã, lựa chọn những khâu then chốt, trọng điểm, làm từng bước thích hợp với trình độ và tâm lý của nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên, bởi họ cũng mang trong mình những đặc điểm, tâm lý tiểu nông.

Đổi mới HTCT cấp xã ở nước ta đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ từ việc cải cách thể chế đến xây dựng và hoàn thiện cơ chế; từ việc kiện toàn tổ chức bộ máy đến việc nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ; từ xây dựng, chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng cơ sở đến đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền xã cũng như phát huy vai trò độc lập, chủ động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia vào đời sống chính trị - xã hội tại địa phương.

Kiện toàn HTCT cấp xã phải kiên trì tổ chức, vận động, thuyết phục nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên. Vì không ít cán bộ, đảng viên trình độ hạn chế và họ chưa sẵn sàng tâm thế thay đổi. Do đó, phải nêu gương, làm mẫu, làm thử, tổng kết gương điển hình tiên tiến mà chứng minh cho dân chúng hiểu, để nhân dân tin theo, làm theo. Cán bộ, đảng viên phải là người đầu tàu, gương mẫu để tập hợp nhân dân.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 89 - 90)