Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, vừa đảm bảo cơ

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 105 - 107)

- Tổ chức công đoàn xã:

3.2.5.Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, vừa đảm bảo cơ

sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, vừa đảm bảo cơ cấu hợp lý, tính kế thừa, vừa phù hợp với thực tế của các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

Việc xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, có cơ cấu đồng bộ và hợp lý đang là vấn đề then chốt cho việc kiện toàn HTCT ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. Để thực hiện tốt công tác cán bộ trước yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

Trước hết, cần thống nhất nhận thức về tư tưởng. Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, đảng viên ở các xã trong tỉnh cần phải học tập, quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và huyện, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hệ thống chính trị cấp xã trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đặc biệt coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức ở xã đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Hai là, thường xuyên tiến hành điều tra, thống kê, phân tích thực trạng cán bộ, công chức xã theo các tiêu chí: độ tuổi, giới tính, dân tộc, chức vụ công tác, trình độ học vấn phổ thông, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức xã, thôn, bản.

Ba là, Xây dựng quy hoạch gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ và dự báo cơ cấu quy hoạch nguồn cán bộ đến

năm 2015. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo đối với cán bộ, công chức xã, thôn, bản. Trên cơ sở các quy định về chế độ, chính sách hiện hành, căn cứ điều kiện cụ thể của xã cần sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách phù hợp cho cán bộ đi học nhất là đối với những xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, cán bộ dân tộc ít người như tăng tiền hỗ trợ cho cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, có nguồn kinh phí hỗ trợ cho cán bộ làm thay nhiệm vụ của cán bộ đi học.

Bốn là, tạo nguồn cán bộ xã để bổ sung, thay thế từ các nguồn sau:

- Con em các dân tộc tại địa phương đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tình nguyện về công tác tại địa phương. Học sinh đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp từ nơi khác tình nguyện về công tác tại cơ sở.

- Thanh niên, con em các dân tộc ở địa phương đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tình nguyện về công tác tại địa phương được lựa chọn đi đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nhà nước.

- Lực lượng thanh niên, cán bộ trẻ ở địa phương chưa phải là công chức có quá trình tu dưỡng, rèn luyện và lao động sản xuất tốt đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

Năm là, tiếp tục điều chỉnh bổ sung xây dựng các chính sách về đào tạo bồi dưỡng và bố trí sử dụng sau đào tạo, có chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác ở xã.

Sáu là, bổ sung hoàn thiện quy chế, quy trình đánh giá, nhận xét cán bộ một cách khoa học, khách quan, dân chủ, công khai, lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ, phản ánh đúng thực chất ưu, khuyết điểm của cán bộ tránh rườm rà, hình thức.

Bảy là, nghiên cứu chính sách cho cán bộ xã đi khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.

- Cần nghiên cứu, ban hành chế độ phụ cấp đặc biệt cho cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng.

- Xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo trợ về kinh phí học tập cho hợp lý hơn. Giữa cán bộ đi học tập trung với cán bộ học tại chức, cán bộ đi học ở huyện, tỉnh và Trung ương.

- Tạo điều kiện theo các mức độ đối với cán bộ có kinh tế gia đình gặp khó khăn, cán bộ có gia đình làm giàu hợp pháp; để vừa đảm bảo cho cán bộ chuyên tâm công tác, gắn bó với địa bàn xã, với xóm làng, vừa nêu gương và gây được uy tín đối với Đảng và nhân dân trong xã.

- Cần kiện toàn chính sách đãi ngộ, thu hút cán bộ về vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chín là, đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ trẻ có năng lực, trình độ về công tác tại các xã. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã theo chức danh cán bộ. Đặc biệt, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống cụ thể ở cấp xã.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 105 - 107)