Khai thác, phát huy mặt tích cực cũng như hạn chế mặt tiêu cực từ các thiết chế xã hội cổ truyền mang tính đặc thù của các dân tộc

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 111 - 118)

- Tổ chức công đoàn xã:

3.2.8. Khai thác, phát huy mặt tích cực cũng như hạn chế mặt tiêu cực từ các thiết chế xã hội cổ truyền mang tính đặc thù của các dân tộc

cực từ các thiết chế xã hội cổ truyền mang tính đặc thù của các dân tộc

Các xã tỉnh Lào Cai là nơi cư trú của 12 đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Mỗi một dân tộc lại có một thiết chế tự quản khác nhau, vai trò của những thiết chế không chính thống này, đặc biệt là những người đứng đầu các thiết chế đó trong đời sống cộng đồng của đồng bào các dân tộc là hết sức quan trọng.

Ngày nay vai trò của làng, bản được đề cao. Làng, bản tuy không phải là một cấp trong hệ thống chính quyền nhưng lại là một thiết chế gần dân nhất. Mọi công việc của dân, mọi chính sách, chế độ, chủ trương từ các cấp chính quyền đến được với dân hay không đều thông qua bản, làng. Vai trò của trưởng bản càng trở nên quan trọng. Và tất nhiên, kế thừa truyền thống trọng lão, người già trong làng, bản vẫn có tiếng nói quan trọng đến việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vấn đề đặt ra là cần phải kết hợp hài hòa giữa các thiết chế đó; định hướng, khai thác, phát huy mặt tích cực của các thiết chế không chính thống trong việc xây dựng, củng cố HTCT từ xã đến thôn.

Các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai vốn có truyền thống đoàn kết rất chặt chẽ trong cộng đồng, nhất là trong mỗi một làng và trong mỗi một dòng họ, tộc họ. Truyền thống đoàn kết này dựa trên những sinh hoạt mang tính cộng đồng trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa tư tưởng. Vấn đề đặt ra là HTCT các xã có phát huy được truyền thống đoàn kết của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào; tăng cường hơn nữa tinh thần đoàn giữa các dân tộc, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội tại địa phương, đặc biệt ở các xã vùng biên giới.

Bên cạnh truyền thống đoàn kết thì truyền thống tự quản trong tổ chức và hoạt động của các thiết chế xã hội cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số

tỉnh Lào Cai cũng cần được khai thác, phát huy trong quá trình đổi mới HTCT ở các xã. Hiện nay, ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa của Lào Cai vẫn chịu sự chi phối rất lớn của những luật tục trong các quan hệ xã hội. Luật tục quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân trong việc bảo vệ trật tự xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục, bảo vệ sản xuất, bảo vệ rừng và các hình thức xử phạt đối với những ai vi phạm.

Hệ thống chính trị một số xã ở Lào Cai bắt đầu đi sâu nghiên cứu luật tục, hương ước. Trên cơ sở đó kế thừa xây dựng quy chế quản lý cộng đồng, quy ước thôn bản. Ở một số xã đã vận dụng luật tục bảo vệ rừng của người Hà Nhì, người Phù Lá, người Nùng vào việc quản lý rừng trong hoạt động kiểm lâm. Đồng thời hướng nghiên cứu về việc chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh cũng được thí điểm ở vùng người Dao Tuyển, người Tày ở Bảo Yên… Đây là những giá trị phù hợp với các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, vì thế HTCT các xã cần tiếp tục nghiên cứu để kết hợp giữa pháp luật và luật tục, thậm chí luật tục hóa pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quản lý có hiệu quả cao hơn.

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới có 13 tộc người chung sống theo cộng đồng, với 25 ngành nhóm địa phương khác nhau đã tạo ra sự đa dạng trong văn hoá tộc người. Việc nghiên cứu, sưu tầm và khai thác văn hoá dân gian vào việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xóa đói giảm nghèo..., đang là vấn đề đặt ra đối với hoạt động của HTCT các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.

Trước những yêu cầu của thực tiễn, một số xã trong tỉnh đã tập trung khảo sát, nghiên cứu “Xây dựng mô hình làng văn hoá du lịch”. Đến nay xã Bản Dền có 20 nhà sàn - nhà nghỉ phục vụ du khách, mỗi năm mỗi nhà nghỉ thu từ 10 triệu đến 42 triệu đồng. Một số sản phẩm nghề thủ công như thổ cẩm người Hmông, chăn, gối, đệm người Tày đã trở thành hàng hoá không chỉ bán ở trong làng mà còn phục vụ ở các chợ phiên. Nhờ phát huy lợi thế

văn hoá dân gian xây dựng thành các nguồn lực du lịch, các làng văn hoá du lịch đã tạo nhiều nguồn thu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 43,31 % năm 2005 xuống còn 16,8% năm 2010.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã tỉnh Lào Cai có hệ thống lễ hội phong phú thường tổ chức vào mùa xuân, mùa thu và đầu tháng 6 âm lịch hàng năm. Nhiều lễ hội trở thành điểm du lịch quan trọng thu hút đông đảo du khách như lễ hội Gióong boọc của người Giáy ở xã Tả Van, lễ hội xuống đồng của người Tày ở Bắc Hà, lễ hội Gầu Tào của người Hmông ở xã Pha Long huyện Mường Khương... Cùng với lễ hội, nhiều di sản văn hoá phi vật thể ở các di tích được phát hiện, giới thiệu, quảng bá thực sự trở thành nguồn lực có sức hấp dẫn khách du lịch, góp phần tăng nguồn thu như di tích đền Bảo Hà thu 800 triệu đồng/năm.

Mỗi một vùng, mỗi một ngành nhóm dân tộc đều sáng tạo ra các loại đặc sản nổi tiếng của từng vùng, từng xã, từng tộc người. Như người Hmông có rượu ngô Bắc Hà, rượu Kê Mường Khương, đồ rèn đúc nổi tiếng, các sản phẩm thổ cẩm đặc sắc được tạo nên bởi sự kết hợp của kỹ thuật thêu, kỹ thuật ghép vải, kỹ thuật in sáp ong. Người Dao có rượu Sán Lùng, rượu Thanh Kim, đồ chạm khắc bạc, đồ thêu, nghề làm thuốc nam với nhiều sản phẩm như rượu thuốc, thuốc lá, thuốc tắm... Người Giáy có gạo nếp xã Mường Vi, có văn hoá ẩm thực đặc sắc. Các xã đã phối hợp với các ngành trong tỉnh quảng bá, khai thác, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu việc sản xuất các đặc sản trở thành hàng hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế ở vùng cao còn nhiều khó khăn.

Bên cạnh việc phát huy mặt tích cực của các thiết chế xã hội cổ truyền thì vấn đề quan trọng đặt ra là phải hạn chế sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực của các thiết chế đó đến tổ chức và sự vận hành của HTCT cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. Cần phải xóa bỏ tình trạng khép kín trong các thiết chế cổ truyền (làng, bản, tôn giáo, dòng họ, tộc họ). Những tàn dư

này đã làm cho sản xuất hàng hóa kém phát triển, sinh ra tâm lý cục bộ, địa phương, khép kín trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; làm hạn chế, gây khó khăn trong quá trình xây dựng, củng cố, đổi mới HTCT, phát huy dân chủ ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai hiện nay.

Những người đứng đầu các thiết chế xã hội cổ truyền có lúc có nơi lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp, giải quyết những vụ việc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước bằng luật tục, hay những tập tục lạc hậu, có khi trái với quy định của pháp luật hiện hành. Một số chức sắc các tôn giáo đã và đang bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng, lôi kéo để chống phá cách mạng. Do vậy, trong quá trình đổi mới HTCT cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai thì việc hết sức quan trọng là phải giáo dục, lôi kéo, tập hợp, tranh thủ sự ủng hộ của bộ phận này trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý và điều hành của chính quyền, tránh để tình trạng bị các thế lực thù địch lợi dụng.

KẾT LUẬN

Hệ thống chính trị cơ sở với các thành tố cấu thành là hệ thống tổ chức cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là nền tảng chính trị vững chắc ở cơ sở. Điều này được lý giải bởi chính tác dụng và chức năng trong hoạt động của cả hệ thống cũng như của từng tổ chức trong hệ thống đối với các giai đoạn phát triển, trên những lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế- xã hội đất nước.

Xác định hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn thường xuyên tiếp xúc với người dân, hằng ngày tiếp thu, giải quyết các ý kiến của người dân trong quá trình thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Chính vì vậy, nơi nào hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả, phát huy được cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" thì nơi đó kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Từ nhận thức đó, Tỉnh ủy Lào Cai đã quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các nội dung trong Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX), trong đó chú trọng vấn đề đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị các xã thuộc khu vực khó khăn. Từ năm 2005 đến nay, tình hình hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực: công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đã tạo nên sự thống nhất trong tổ chức đảng, sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân khi thực hiện các nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; cán bộ xã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt; Công tác quy hoạch cán bộ được tiến hành dân chủ, công khai cùng với đánh giá, bổ nhiệm đúng cán bộ, đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; số đảng viên kết nạp mới không ngừng tăng qua các năm; đổi mới về nội dung và phương thức lãnh đạo, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả và hướng về cơ sở…

Do vậy, vai trò là hạt nhân chính trị lãnh đạo của tổ chức đảng cơ sở đã thể hiện rõ nét, chỉ đạo tập trung hơn. Vai trò quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền đã đổi mới, phục vụ nhân dân tốt hơn, hạn chế sự vi phạm quyền công dân; Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện, các vấn đề liên quan đến người dân được công khai minh bạch hơn. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã tập trung vào công tác vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, giữ vững khối đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân, thu hút đông đảo hội viên, đoàn viên vào các tổ chức quần chúng; chăm lo tốt hơn công tác xóa đói, giảm nghèo, từ thiện nhân đạo, hạn chế dần tình trạng hình thức hóa quan liêu của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn nổi lên một số yếu kém mà cấp ủy đang tập trung khắc phục. Đó là hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã chuyển biến chậm và chưa đồng bộ; một số nơi sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị chưa chặt chẽ, hiệu quả hoạt động chưa cao. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn yếu, nhất là năng lực vận dụng các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước vào tình hình cụ thể của địa phương. Trong lãnh đạo, chỉ đạo còn lúng túng, chưa chủ động sáng tạo; vai trò tiên phong gương mẫu của một số đảng viên còn hạn chế. Hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền một số nơi chưa cao; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã, nhất là các xã vùng cao chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác đào tạo cán bộ xã chưa coi trọng nội dung đào tạo có phù hợp với công việc ở xã hay không, còn chạy theo bằng cấp để thành công chức xã. Hoạt động của các đoàn thể chính trị ở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa thiết thực. Công tác kiểm tra nắm tình hình ở một số địa bàn chưa thường xuyên, sâu sát, dẫn đến việc phát hiện và xử lý các vấn đề nảy sinh trên địa bàn còn bị động. Số chi bộ ghép của các thôn, bản còn nhiều…

Những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của HTCT cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần khắc phục, giải quyết mới có thể vượt qua những khó khăn, thách thức hiện nay. Việc đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân cơ bản, đặc biệt là nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của HTCT cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai sẽ là cơ sở vững chắc để xác định đúng quan điểm chỉ đạo, từ đó mới có thể đề ra các giải pháp thiết thực, phù hợp cho việc kiện toàn HTCT ở các xã trong tỉnh.

Kiện toàn HTCT cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai là điều kiện tiên quyết nhất cho việc triển khai có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc ở địa phương, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lào Cai, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 111 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w