Nguyên nhân hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai hiện nay

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 70 - 72)

- Tổ chức công đoàn xã:

2.2.2.6. Nguyên nhân hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai hiện nay

cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai hiện nay

Những hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:

Nguyên nhân khách quan:

Trong tổng số 144 xã tỉnh Lào Cai, trừ 5 xã đồng bằng thuộc Thành phố Lào Cai, còn lại 139 xã đều có địa hình phức tạp, địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, hàng năm chịu nhiều thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn về người và tài sản, làm cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân ở một số nơi khó khăn hơn.

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu. Trình độ dân trí và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.

Tập quán của đồng bào dân tộc nói chung còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, do đó ảnh hưởng đến việc tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Một bộ phận cán bộ, nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại,

chưa có sự quyết tâm xóa đói, giảm nghèo và chậm thích ứng với sản xuất hàng hoá.

Một nguyên nhân hạn chế mang tính khách quan nữa ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai đó là âm mưu diến biến hòa bình của các thế lực thù địch. Thời gian gần đây, trên địa bàn các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai, đặc biệt các xã vùng sâu, vùng xa xẩy ra tình trạng: một số kẻ lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng gieo rắc mê tín dị đoan, truyền đạo trái pháp luật, lợi dụng vấn đề “nhân quyền” để kích động, lôi kéo hoặc chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc, chia rẽ các thành viên trong hệ thống chính trị, giữa chính quyền với dân…

Nguyên nhân chủ quan:

Năng lực của nhiều tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp xã chưa đáp ứng được trước yêu cầu đổi mới. Khả năng cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng vào điều kiện thực tế ở một số xã còn yếu, do đó chưa tạo được sự chuyển biến trong tư duy của đội ngũ cán bộ. Một số lĩnh vực chỉ đạo thực hiện thiếu tập trung, chưa kiên quyết nên hiệu quả thấp. Thiếu chuyên gia đầu ngành, nhất là lĩnh vực trọng tâm.

Một số cấp ủy đảng buông lỏng công tác quản lý cán bộ về mặt đạo đức, tư tưởng và công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý kỷ luật đối với cán bộ vi phạm chưa nghiêm..., nên phẩm chất đạo đức và bản lính chính trị của một số cán bộ giảm sút ảnh hưởng lớn đến chất lượng lãnh đạo, quản lý và vận động nhân dân.

Nội dung hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở các xã chưa thật sát với những vấn đề phát triển kinh tế- xã hội, chưa thực sự đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng lợi ích chính đáng của các tầng lớp, các nhóm xã hội ở địa phương.

Trong công tác cán bộ, nhiều nơi bố trí cán bộ chưa hợp lý, còn nặng về cơ cấu mà chưa thực sự dựa vào trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức. Một số nơi còn nặng tư tưởng cục bộ địa phương, chủ nghĩa bè phái.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w