Kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai nhằm mở rộng và phát huy quyền làm chủ của

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 88 - 89)

- Tổ chức công đoàn xã:

3.1.3.Kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai nhằm mở rộng và phát huy quyền làm chủ của

thiểu số tỉnh Lào Cai nhằm mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã

Trên quan điểm quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết được xem là hình thức tổ chức chính trị kiểu mới, trong đó giai cấp công nhân và nhân dân lao động được giải phóng đang từng bước trở thành người chủ thực sự của xã hội mới. Từ thực tiễn quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ thuộc về nhân dân” [25, tr.19].

Kiện toàn HTCT cấp xã là chống quan liêu, chống xa dân, khắc phục mọi biểu hiện hành chính, mệnh lệnh áp đặt, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Điều này đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể trong HTCT cấp xã phải gần dân, sát dân để hiểu dân, từ đó lãnh đạo, thuyết phục nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đem lại sự phát triển cho địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Để HTCT cấp xã thật sự của dân, do dân, vì dân đòi hỏi phải có sự thay đổi căn bản trong cách thức, quy trình bầu cử, lựa chọn người lãnh đạo trong HTCT, trong công tác cán bộ. Hơn nữa, phải tạo điều kiện để nhân dân giám sát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức trong HTCT. Muốn vậy, HTCT cấp xã phải minh bạch các vấn đề nhân dân quan tâm, chất vấn; phải đảm bảo sự trong sạch, liêm khiết, không tham nhũng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh dân chủ ở xã nhất là các quy định như: công khai hóa các khoản thu - chi ngân sách, các khoản đóng góp của nhân dân, các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải được bàn bạc, nhất trí, thông suốt trong nhân dân.

Như vậy, đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã ở nước ta hiện nay nói chung, ở Lào Cai nói riêng là nhằm tiếp tục phát huy ngày càng rộng rãi nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân chứ không chỉ dừng lại ở những lời tuyên bố mang tính pháp lý. Tuy nhiên, để phát huy dân chủ đúng hướng và đạt kết quả tốt thì quá trình đó cần phải được lãnh đạo. Chạy theo những đòi hỏi dân chủ cực đoan, thực hiện dân chủ không gắn liền với kỷ luật, kỷ cương hoặc không tính toán đầy đủ tình hình chính trị, xã hội của địa phương thì mọi ý định tốt đẹp về phát huy dân chủ không thể thành công được, nếu không nói là có thể sẽ làm tổn hại lợi ích của nhân dân.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 88 - 89)