Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 82 - 84)

- Tổ chức công đoàn xã:

2.3.7.Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Ca

xã vùng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

Thực tế những năm qua cho thấy, một khi có chủ trương hợp lòng dân, có đội ngũ cán bộ mẫn cán được dân thực sự tin cậy thì dân sẽ hăng hái tham gia mọi phong trào và các kế hoạch do đảng ủy, chính quyền xã đề ra. Ngược lại, nếu có chủ trương đúng đắn nhưng lại thiếu đội ngũ cán bộ đủ năng lực thì cũng không đạt được mục tiểu đề ra. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, các xã tỉnh Lào Cai đã triển khai điều tra, rà soát, phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, trên cơ sở đó xây dựng đề án và cụ thể hóa thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phù hợp với địa

phương mình nhằm nâng cao chất lượng, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

Về quy hoạch cán bộ, đến nay 100% các xã đã xây dựng xong quy hoạch A1 nhưng nhận thức chưa thật đầy đủ, sơ sài, nguồn cán bộ hạn hẹp, khép kín, chưa thật gắn công tác quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng bố trí, sử dụng cán bộ. Hàng năm, mặc dù đội ngũ cán bộ cơ sở đã được quan tâm cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhưng đến nay vẫn còn trên 28,27% cán bộ chưa được đào tạo (cả về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước); 36 xã phải có cán bộ tăng cường theo chương trình của tỉnh. Một số xã có biểu hiện hẹp hòi, cục bộ trong bố trí, sử dụng cán bộ. Công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức. Một bộ phận cán bộ chuyên trách xã chưa yên tâm công tác. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy có nhiều cố gắng nhưng chủ yếu chạy theo số lượng (một số cơ sở chưa cử đúng đối tượng, nhu cầu, chuyên ngành cần đào tạo), chưa cân đối giữa đào tạo với sử dụng nên tính hiệu quả thấp, gây lãng phí. Do nhiều lý do khác nhau nên một số được cử đi đào tạo, bồi dưỡng quá nhiều lần, một số khác ngại đi đào tạo, bồi dưỡng. Những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai đang đặt ra những vấn đề cấp bách, buộc HTCT nơi đây phải quan tâm giải quyết nếu muốn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của mình.

Về chế độ chính sách, đến nay chế độ chính sách đối với cán bộ các xã còn rất nhiều bất cập, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ không chuyên trách. Nếu so với mặt bằng tiền lương như hiện nay, thì mức phụ cấp của cán bộ không chuyên trách được hưởng còn quá thấp, chưa bảo đảm được cuộc sống cho bản thân và gia đình; lại không có chế độ bảo hiểm xã hội.

Theo quy định hiện hành thì, Phó chỉ huy trưởng quân sự, Phó trưởng công an xã (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy) mức phụ cấp là 1,0/mức lương tối thiểu chung; Trưởng thôn, mức phụ cấp là 0,8; Bí thư Chi

bộ (thuộc đảng bộ xã) mức phụ cấp là 0,6; Trưởng ban công tác Mặt trận thôn mức phụ cấp là 0,4… trong khi không ít cán bộ tuy là không chuyên trách nhưng nhiệm vụ, công việc lại nhiều hơn cả cán bộ chuyên trách. Điều này đã và đang nảy sinh tâm lý băn khoăn trong đội ngũ cán bộ này. Nhiều cán bộ không chuyên trách thời gian đầu rất tâm huyết với công việc, nhưng về lâu dài cảm thấy có sự phân biệt đối xử qua chế độ chính sách được hưởng nên mất dần động lực phấn đấu trong quá trình công tác, làm việc cầm chừng. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho quá trình kiện toàn HTCT cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai hiện nay. Với nguồn ngân sách eo hẹp, nguồn thu ngân sách trên địa bàn quá thấp rất khó để HTCT nơi đây chủ động trong việc thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ phụ cấp thêm cho cán bộ của mình, tất cả vẫn phải thực hiện theo chế độ chính sách của Nhà nước của tỉnh và của huyện.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 82 - 84)