Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nhằm

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 107 - 109)

- Tổ chức công đoàn xã:

3.2.6. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nhằm

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng được thể hiện cô đọng nhất trong quan hệ giữa kinh tế và chính trị, trong đó kinh tế quy định nội dung, kết cấu của chính trị; ngược lại chính trị định hướng cho quá trình phát triển kinh tế và điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Kinh tế phát triển là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho ổn định chính trị và sự ổn định chính trị là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhận thức đúng và giải quyết thành công quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là vấn đề có ý nghĩa quyết định chiều hướng, nội dung, nhịp độ, hiệu quả và mức độ bền vững của sự phát triển.

Với ý nghĩa đó, đổi mới, kiện toàn HTCT cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai hiện nay thực chất là phát động nhân dân, tập hợp quần chúng thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Thực hiện đường lối đổi mới những năm qua các xã ở Lào Cai đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa của nhân dân các dân tộc từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều đổi mới.

Tuy nhiên, vùng dân tộc thiểu số và miền núi Lào Cai đang đứng trước những thách thức to lớn trong quá trình phát triển, do sức ép về dân số, tài nguyên không được khai thác và sử dụng hợp lý đã tác động xấu đến môi trường, thời tiết diễn biến không thuận làm cho tài nguyên rừng, đất và nước bị suy kiệt. Do điều kiện lịch sử, miền núi mang nhiều tính tự nhiên về kinh tế và văn hóa, trình độ phát triển thấp hơn vùng dân tộc Kinh và miền xuôi, lại chậm thích ứng với các yếu tố thị trường; khoảng cách giàu - nghèo giữa miền núi và miền xuôi cũng như giữa các vùng thuộc miền núi đang có xu hướng doãng ra.

Từ thực tế trên cho thấy, để tạo điều kiện vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, khai thác tiềm năng vững bước hội nhập, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần sớm đưa tỉnh nhà thoát khỏi nhóm tỉnh nghèo của cả nước, cần rà soát lại các cơ chế, chính sách hiện hành đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc và miền núi; đồng thời nghiên cứu đề xuất, điều chỉnh, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách mới phù hợp với tình hình hiện nay.

Bên cạnh đó, để phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần đi liền với quá trình chuyển dần nền kinh tế tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hóa, bằng việc đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, điều chỉnh hợp lý cơ cấu kinh tế, bảo vệ và cải thiện môi trường thiên nhiên, bảo vệ các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học. Chú trọng công tác định canh định

cư, chuyển đổi dần tập quán sản xuất của người dân tộc thiểu số, trên cơ sở đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo chiều sâu, gắn giới thiệu mô hình sản xuất với hướng dẫn bắt tay chỉ việc.

Trong quá trình phát triển miền núi cần kết hợp chặt chẽ phát triển sản xuất với cải thiện đời sống của các dân tộc ở miền núi, trước tiên là bảo đảm an toàn lương thực, giảm đói nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống, đáp ứng các nhu cầu về giáo dục, y tế và các vấn đề an sinh khác nhằm phát triển toàn diện con người.

Cần xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc phát triển của các xã, tạo cơ sở vững chắc bảo đảm sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố khối đoàn kết giữa cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Sự nghiệp to lớn đó đòi hỏi nhân dân các dân tộc trong xã kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân và cộng đồng, tiến tới xóa bỏ sự mất cân đối về trình độ phát triển giữa các nhóm dân tộc và giữa các vùng.

Để đáp ứng các yêu cầu này, HTCT cấp xã tỉnh Lào Cai phải tăng cường sự phối hợp nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề khó khăn của địa phương. Quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, Chính phủ theo hướng dân chủ, công khai hoá và bình đẳng.

Một phần của tài liệu Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w