Xây dựng đường dốc

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 84 - 87)

6 tuổi

3.3.2.3. Xây dựng đường dốc

ĐỀ TÀI Xây dựng đường dốc ĐỘ TUỔI THỜI GIAN LĨNH VỰC TRỌNG TÂM 5-6 tuổi 50 – 60 phút Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học MỤC TIÊU * Khoa hc:

- Biết đường dốc càng cao thì xe chạy xuống càng nhanh và càng xa - Biết các mức độ của đường dốc được nâng cao dần

* Công ngh:

- Biết các thành phần cấu trúc nên đường dốc

- Biết làm trơn láng đường dốc, không bị vật cản làm cản trởđường dốc cho xe chạy

* K thut:

- Lựa chọn các vật liệu phù hợp cho các chi tiết của đường dốc

- Phác thảo được bản vẽđường dốc phù hợp với vật liệu được cho theo ý tưởng và sự

bàn bạc của nhóm

- Biết lắp ráp, xây dựng đường dốc hoàn chỉnh theo trình tựđầy đủcác bước

* Ngh thut:

- Thiết kế và xây dựng được đường dốc đẹp, cân bằng về hình dáng và tỉ lệ

- Sử dụng các nguyên vật liệu phù hợp để trang trí đường dốc đẹp, thẩm mỹ

* Toán:

- Nhận biết được hình dạng các vật liệu, tính toán được lượng vật liệu cần để thiết kế

sản phẩm qua đo lường kích thước, sốlượng - Đođược độ dài đoạn đường xe chạy

CHUẨN BỊ

Môi trường và đồ dùng học tập

* Không gian hoạt động: Trong lớp học

* Đồ dùng:

- Mô hình xe ô tô (mỗi nhóm 1 chiếc) - Mô hình đường dốc mẫu (1 mô hình)

- Các kí hiệu cho sẵn (đo độdài quãng đường xe chạy) - Bìa cứng (mỗi nhóm 1 tấm)

- Ống hút (mỗi nhóm 3 cái), cột trụ (cao 40 cm, mỗi nhóm 2 cái) - Giấy, bút chì, tẩy, băng keo, kéo (Mỗi loại 1 cái/1 nhóm) - Vạch đích (mỗi nhóm 1 cái)

Kiến thức trọng tâm Câu hỏi trọng tâm

Thiết kếđường dốc cho xe chạy - Với mức độ nào thì xe chạy xuống dốc

nhanh hơn? (mức độ dốc cao nhất)

- Tại sao dốc càng cao thì xe chạy xuống càng nhanh? (Do lực đẩy của không khí)

Câu hỏi hướng dẫn

Câu hỏi trước bài hc Câu hi trong bài hc Câu hi sau bài hc

- Các con hãy dự đoán với từng mức độ thì xe sẽ dừng lại ở các điểm khác nhau?

- Mức độ nào xe chạy xa và nhanh nhất? (mức độ cao nhất)

- Đường dốc phải được gắn

như thế nào? (Gắn cân bằng hai bên)

- Mô hình nào đẹp nhất và chắc chắn nhất? - Tại sao tốc độ của xe phụ thuộng vào độ cao của đường dốc?

DỰ KIẾN DẠY HỌC PHÂN HÓA

Nội dung Quá trình Sản phẩm Môi trường học tập

GV cung cấp cho trẻ các nguyên vật liệu và dụng cụ, trẻ dúng nó để thiết kế sản phẩm và quan sát hiện tượng. Sản phẩm thu được là mô hình đường dốc thả xe GV chia trẻ thành các nhóm nhỏ từ 5-7 trẻ, hoạt động ở trong lớp TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Đặt vấn đề:

- GV cho trẻ làm thí nghiệm về thảxe trên đường dốc - Thí nghiệm được trình bày như sau:

+ Với mô hình đường dốc gồm 3 mức độ khác nhau, lần lượt thả xe từ trên cao xuống

và đánh dấu kết quả sau mỗi mức độ.

+ Kết quả: Ở mỗi mức độ khác nhau thì xe dừng ở 3 vị trí khác nhau + Kết luận: Dốc càng cao thì xe xuống dốc càng nhanh và đi càng xa

+ Cho trẻđánh dấu các vị trí xe dừng lại sau mỗi lần thả xe

+ Cho trẻ trực tiếp đặt xe ở vịtrí đường dốc và thả xe khi có hiệu lệnh

2. Khám phá:

- GV chia trẻ thành từng nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 5-7 trẻ, tùy vào sốlượng trẻ trong lớp)

- Cung cấp nguyên vật liệu cho từng nhóm, bao gồm: + Giấy, bút chì: Vẽ mô hình thiết kếđường dốc cho xe chạy

+ 1 tấm bìa cứng, 2 cột trụ, 3 ống hút, 1 vạch đích, 1 mô hình xe ô tô, băng keo, kéo

- Trước khi thiết kếđường dốc, GV cho trẻlên ý tưởng và vẽ lên giấy - Sau khi hoàn thành bản vẽ, trẻ sẽ tiến hành xây dựng đường dốc

3. Giải thích:

- Sau khi hoàn thành, GV cho trẻđối chiếu với hình vẽban đầu trên giấy và thử nghiệm - Thửthách: Các nhóm trưng bày sản phẩm

+ Đặt đường dốc và đích ở các vị trí tương đương nhau

+ Cho trẻ thả xe từ trên dốc xuống

+ Xe của nhóm nào vềđích nhanh nhất hoặc chạy được xa nhất là nhóm chiến thắng - Sau đó GV và trẻ cùng thảo luận:

+ Xe của nhóm nào chạy xa nhất? Vì sao? (Vì dốc cao hơn)

+ Các con làm gì để gắn đường dốc vào 2 cột trụ? (Dùng keo và băng dính)

4. Mở rộng/xây dựng:

- GV tiếp tục cho trẻ tiếp tục thiết kế thêm các mức độkhác nhau cho đường dốc - GV cho trẻ tiếp tục làm và cũng sẽ kiểm tra kết quảnhư lần trước

+ B1: Cho trẻđặt xe lần lượt ở vịtrí 3 đường dốc khác nhau

+ B2: Đánh dấu các vị trí xe dừng lại

+ B3: So sánh, đối chiếu kết quả giữa các nhóm thi đua

5. Đánh giá:

- Các nhóm trưng bày sản phẩm cuối cùng của nhóm mình

- Các nhóm cần giải thích về: nguyên vật liệu, cách làm, và kết quả

- Nếu sản phẩm vẫn chưa được hoàn thành thì GV cho trẻ thực hiện tiếp vào các hoạt

động khác như: hoạt động góc, hoạt động theo ý thích vào buổi chiều, …)

- Cả lớp cùng thảo luận:

+ Khi nào xe vềđích nhanh nhất? (Khi đường dốc được nâng lên vị trí cao nhất) + Tại sao? (Vì có lực đẩy của không khí)

3.3.3. Chủđề Nước và các Hiện tượng tự nhiên 3.3.3.1. Tên la bóng bay

Một phần của tài liệu Khóa luận Thiết kế hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)